Cây Ðào già |
Tác Giả: Trần Khánh Liễm / Người Việt Trẻ |
Thứ Hai, 15 Tháng 2 Năm 2010 18:16 |
Chiều nay bố nói sang ăn tất niên với ông bạn H.O. bên hàng xóm. Từ mười năm qua, năm nào cũng thế, cứ đến những dịp lễ, hai cụ lúc nào cũng nhớ tới nhau. Bố tôi cắt một cành đào thật đẹp, cây đào nảy nụ sắp chúm chín nở. Bố trịnh trọng mang sang, kèm theo một chai martel để tặng người bạn của ông. Cây đào đã già, bố cấy mười lăm năm về trước khi bố mẹ tôi tậu được căn nhà tại một xóm nhỏ tương đối yên tĩnh để an hưỡng tuổi già. Năm nào bố cũng cắt một hai cành đào tặng cho bạn hữu . Cây đào tương đối đã già, cành chẳng có bao nhiêu vì đã bị cắt hàng năm, thế nhưng cái thân của nó vẫn còn đứng vững, mặc dầu vỏ quánh lại, có chỗ sù sì, cằn cỗi. Bố thích chơi đào . Ông họcđược cái văn hóa từ ngàn xưa. Bố thường hay kểlại cho chúng tôi nghe : ngày còn thơấu, khi còn ở miền Bắc, ông nội tôi cũng có cái thú chơi đào. Mặc dầu là một cây cảnh được trân quí, ông nội cũng không quên cắt một cành đào tạêng cho cụ Hội. Cụ là thông gia của nội tôi. Hai người chơi thân thiết lắm nên nội tôi gả bác gái cho con trai trưởng của cụ Hội. Những ngày tất niên, hai cụ cứ ngồi tiếp chuyện với nhau, hết ấm trà này lại ấm kia. Ðợi đến trưa hai cụ cùng nhau nâng ly mời nhau với những món bà nội tôi đã làm hãy còn nóng hổi. Có nhiều khi chưa cạn chén, nội tôi đã với be rượu tiếp cho cụ Hội. Tình bạn đến thế là tuyệt. Một hai khi bố được nội tôi nhờ đun nước hay sai vặt những chuyện cần trong buổi hai cụ gặp nhau. Cũng chính thế bố tôi họcđược nhiều lối sống của nội. Có khi bố nói: các con lớn lên ở xứ người, chẳng biết cái văn hóa của người mình là bao. Bố nói, ít nhất bố cũng tạo được một nếp sống văn hóa cho con cháu trong gia đình để sau này con cháu lớn lên vẫn còn giữ được nề nếp của tổ tiên để lại. Bốđưa cành đào, kèm theo chai rượu, nói má ở nhà dọn dẹp nhà cửa để ngày đầu năm gia đình xum họp mừng xuân, chúc tuổi bố mẹ con cái mong năm mới có được nhiều an vui và hạnh phúc. Ông HO bên hàng xóm tới đây cũng gần mười năm. Ngày nghe tin ông tới, bố má mừng quá vì cả gần hai mươi năm ba má không gặp được ông bà. Lúc đầu khi ông định cư ở California. Ðược mấy năm, nhờ người học trò muốn giúp thày, đã mang gia đình ông tới đây làm thư ký trong làng. Ðây là làng Việt Nam do một tu sĩ già có nhiều nhiệt tâm lúc nào cũng muốn mở mang và xây dựng cộng đồng. Người làng chỉ thấy ông HO hiền lành, chả biết gốc gác của ông ra sao. Làm thơ ký được một thời gian thì ông làm chủ tịch làng. Ở một làng nhỏ bé, chức vụ đâu có nghĩa lý gì. Thế nhưng ông đã tận tình làm việc, xây dựng lại tinh thần thân thiện và hỗ trợ nhau trong làng. Do đó người ta biết đến ông nhiều hơn. Bố tôi nói với má: có một lúc nào hai bác phải rời khỏi làng, ra định cư bên ngoài cho có cái không khí tĩnh mịch vì hai bác đã luống tuổi. Bố nói : người ta đâu có biết bác như thế nào. Bố kể : tuổi trẻ đi mau quá. Ngày rời khu Tư về Tề, bác và bố phải vất vả cả tuần lễ trốn tránh cán bộ, về tới vùng giao tranh hành quân. Cuối cùng đi theo những ruộng cói ở ven biển để về nhà ngay giáp giới vùng chiếm đóng. Về tới làng thoát cảnh cán bộ theo dõi, nhưng đêm đêm vẫn nghe tiếng đại bác, tiếng súng hai bên chạm nhau. Một năm sau, bác và bốphải di cư. Bố nói những giây phút rời quê hương mà lòng đau như cắt. Bấy giờ mới nhớ lại bài học biệt ly trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư từ thuở nhỏ. Vào Nam rồi lại đi học, ra trường rồi cả hai đi dạy học. Bác làm hiệu trưởng một trường cách Sàigòn hai tiếng lái xe. Bố vẫn dạy học ở SàiGòn. Khi chiến tranh bắt đầu gay go, bố và bác được lệnh động viên. Cả hai cùng một khóa, một đại đội. Giai đoạn hai cả hai đều tham gia công tác văn hóa, đặc trách về thuyết trình Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Ra trường không hiểu lý do gì, cả hai được chọn về phục vụ Hải Quân. Bố với bác cùng làm tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Có lần bác đi cùng phái đoàn ra thăm hai đảo Trường Sa. Hoàng Sa. Bác kể chim biển đầy trên đảo. Có thể là chính phủ dự trù sẽ mang phân về làm kỹ nghệâ phân bón trong đất liền. Thế mà nay Tàu Cộng ngang nhiên chiếm đóng sau cuộc hải chiến với Hải Quân Việt Nam, miền Nam vào mùa xuân 1974. Thế mà CSVN bưng bít, cấm đoán không cho chống đối việc tàu cộng chiếm đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Cả đến chuyện tụi hải tặc Tàu còn tìm cách cuớp bóc, đánh đập dân chài Việt Nam vô tội. Vận nước khéo rồi lại bị bắc thuộc một lần nữa! Rồi bố nhớ lại : chẳng bao lâu hết hạn động viên. Bố và bác lại được trở về dân sự với cái nghề cũ. Ai ngờ biến cố tết Mậu Thân, Bố trở lại tái ngũ, bác ra ứng cử hội đồng tỉnh. Tiếp đến là trận cuồng phong 1975 nổi dậy, đất nước tan nát. Bố bỏ nước ra đi, còn bác ở lại. Trăm chiều gian truân với những ngày sống trong trại cải tạo đầy uất ức. Câu chuyện của bác và bố cứ dính liền với vận nước : tuổi trẻ và binh đao, tù tội và lìa xứ, cô đơn và tiếc nhớ . Vừa vào nhà ông HO, bố đãđược đón tiếp tay bắt, mặt mừng. Hai người lại ngồi vào bàn tiệc chuyện vãn : dĩ nhiên là thời cuộc. Bố nói năm ngoái bố tiễn heo đón chuột. Bố có một đứa cháu ngoại : con heo vàng ! Năm nay năm Kỷ Sửu : bố có một cháu nội, một cháu ngoại. Bố gọi hai con nghé. Năm nay vận nước ra sao ? bố nói với bác : năm nay vất vả quá, bao nhiêu người mất việc, kinh tế suy thoái. Bác nói : ít nhất có một hy vọng công ăn việc làm đang ló rạng : kinh tế đang phục hồi và chắc rằng năm con cọp sẽ có nhiều người có việc làm. Con cọp tuy dữ tợn nhưng không bao giờ bị đói. Hai ông tâm đắc đưa chuyện coi trên TV về súc vật ở Phi châu ra nói: cọp mạnh, có sẵn mọi thú vật trong rừng, cọp chỉ nằm trong bụi, rình một hồi lâu là bắt được con nai, con hoãng để làm đồ ăn cho cả nhà. Vậy thì vận nước chắc rằng sẽ khả quan hơn. Thế nhưng lần đưa cay cuối cùng trong buổi tiệc, bố tôi và bác vẫn buồn cho vận nước : bên ngoài thì ai cũng nói lúc này khả quan, phố phường tấp nập, kiều bào về đông như kiến cỏ, ngoại tệ khả quan. Nói như thế nhưng không phải như thế : người dân quê vẫn khổ, vẫn bị kìm kẹp. Tôn giáo vẫn bị làm thịt, nếu không nằm trong khuôn khổ quốc doanh. CSVN bây giờ muốn dụ người nước ngoài về hợp tác. Về thì cứ mang tiền về, nhưng khi cơ sở thành hình là liệu đường cao chạy xa bay : tụi cán bộ tìm cách ăn chặn, hù họa để Việt kiều tìm cách chuồn đi, để lại cơ sở cho cán bộ. Mới đây nhà nước cộng sản tổ chức đại hội Việt kiều . Họ là ai, họ từ đâu về, họ đại diện cho ai. Hay rốt cuộc chỉ là một chiếc bánh vẽ dụ khị của nhà nước trưng ra cho đẹp mắt. Năm nay còn có cảnh ngoạn mục : nghị quyết phát triển kinh tế ở ngoại quốc, nhất là Mỹ. Thế là cán bộ thả tiền ra ngoại quốc, thả cán bộ trong công tác kiều vận. Tổ chức các gia đình du sinh xuất ngoại, tìm đến bạn bè, thân hữu. Mở rộng tòa tổng lãïnh sự gọi là để bênh đỡ kiều bào, nhưng mục đính không phải như thế mà để kiểm soát, rồi đi đến hăm dọa rồi làm thịt kiều bào. Làm nao núng những người quốc gia có nhiệt tình xây dựng một quốc gia Việt Nam tự do dân chủ. Bác nói với bố, chúng ta phải bảo nhau, giáo dục con cái cho chúng biết tỉnh thức kẻo rồi lại mắc mưu tụi cán bộ CSVN. Trời đãvề khuya, bố tôi từ giã ông HO, ra về mà lòng không yên vì sợ rằng nay mai, cộng đồng người Việt lại mắc mưu tụi CSVN một lần nữa. Dù sao, hai người vẫn chúc nhau một năm mới hạnh phúc, con cái gặp nhiều may mắn, cầu cho quốc thái dân an. Về đến nhà, trời đã bắt đầu chập tối, bố ra gốc đào, tìm một cành đào hàm tiếu, đánh dấu để đêm nay khi giao thừa, bố đưa má ra hái lộc, rồi đem vào xông nhà. Khi bố đi chúc tuổi người bạn hàng xóm, má ở nhà sửa soạn đồ ăn cho gia đình dùng trong buổi tiệc tân niên. Nào bánh chưng dưa hành, thịt đông, nào dưa chua, nào giò chả đủ thứ. Má cũng không quên luộc một chú gà trống béo ngậy. Trên bàn thờ có mâm quả đủ thứ, có nhang, có đèn. Hai bên cửa vào có cặp cúc đại đóa. Trong phòng khách có cặp quất đỏ ối. Nhà được quét dọn tươm tất, bày biện gọn ghẽ. Ngày mai khi vừa sáng, chúng tôi sẽ có mặt trong phòng khách, quần áo chỉnh tề. Người đại diện vẫn là chị gái cả sẽ chúc tuổi bố mẹ. Trời đã về khuya, bên ngoài tối như mực. Bên hàng xóm có mùi nhang thoang thoảng... Chắc bạn của bố đang thắp nhang đón ông ba tổ tiên về ăn tết trước giao thừa.
|