Người Phụ Nữ Việt Nam Trong Văn Chương Bình Dân |
Tác Giả: Huỳnh Văn Phú |
Thứ Hai, 28 Tháng 9 Năm 2009 22:02 |
Từ ngàn xưa cho đến bây giờ, trong dòng văn học Việtnam, nếu người chiến sĩ đã từng được ca tụng không tiếc lời về những chiến đấu gian khổ, hy sinh của họ trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ sự tồn vong của đất nước thì cũng có rất nhiều, nếu không muốn nói là không kể xiết, những áng văn ca tụng tính cách người phụ nữ Việt nam. Những tính cách đó là sự chịu đựng cực khổ, lòng hy sinh và nhẫn nại, chìu chồng, nuôi con, chung thuỷ, cư xử có tình có nghiã, có trước có sau và không quản nắng mưa khó nhọc làm lụng, buôn bán để xây dựng hạnh phúc gia đình. Ngày còn đi học, hình ảnh người đàn bà Việt Nam, một thân một mình, bầm dập với nắng mưa, buôn tảo bán tần nuôi chồng nuôi con trong bài thơ của Tú Xương đã khiến chúng ta xúc động : Quanh năm buôn bán ở ven sông Ông Tú Xương là một thi sĩ, ông làm thơ mô tả sự vất vả ngược xuôi của bà xã ông để nuôi đàn con và cả ông nữa là điều nên làm và phải làm của một thi sĩ có lòng. Còn ông cha ta, những người ở các thế hệ trước ông Tú Xương rất xa, không phải là thi sĩ nhưng là những người có tâm hồn, đã cám cảnh trước cái tình yêu mênh mông, vô bờ bến của người đàn bà Việt nam đối với chồng con nên đã tạo ra được những vần ca dao để diễn tả cái tình ý ấy thật tuyệt vời. Bây giờ, xin mời bạn đọc câu ca dao dưới đây: Chàng đi đưa gói thiếp mang Bạn thử tìm xem trên trái đất này liệu có người đàn bà nào yêu chồng, sẵn sàng xả thân mình để lo cho chồng như người đàn bà Việtnam được mô tả như thế không ? Câu ca dao cho thấy chàng ra đi, có gươm có dáo bên mình thì chắc là chàng đang trên đường ra trận. Nàng không ngồi bên song cửa, nhìn bóng chàng lướt đi giữa sương gió ngoài kia mà đích thân tiễn chàng đi một đoạn. Trên đoạn đường tiễn đưa đó, nàng đã chia xẻ với chàng một chút gian truân và biểu lộ tình yêu nồng thắm của mình bằng cách bảo chàng hãy đưa hành trang và gươm cho nàng vác để chàng đi không. Nàng là một người vợ thương chồng quá đỗi nên nàng ước ao phải chi nàng có đủ sức khoẻ vác nổi cây súng đồng thì nàng tình nguyện đi lính thế cho chồng vài năm. Cái ước mơ đó đễ thương và đáng trân quý biết chừng nào : Phải chi em vác nổi súng đồng Tiễn chàng ra đi rồi, nàng trở về với bổn phận của một người con dâu săn sóc cha mẹ già và nuôi con thơ cũng như lo lắng quán xuyến tất cả mọi việc trong gia đình : Anh đi em ở lại nhà Nếu là vợ của một chiến sĩ đi ra chiến trường giết giặc, nàng sẽ hành động như trên, còn như nàng là phu nhân của một quan văn hay một văn nhân, một ông đồ nào đó thì tính cách của nàng cũng có khác. Nàng khuyên chàng nên đọc sách ngâm thơ, nếu dầu có vơi thì nàng sẽ rót cho đầy và bấc đèn có lụi tàn thì chính tay nàng khêu lên cho cháy sáng : Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ Chàng chưa làm nên danh phận gì, còn đang là một cậu học trò mãi lo đèn sách để đi thi. Song thân của gia đình hai bên đều già, nàng mong ước chàng học hành thi đỗ để cậy trông và để đạt được mong muốn đó, nàng hết lòng lo cho chàng không quản ngại thời gian, công sức : Đôi bên bác mẹ cùng già Chàng có thi đậu, làm nên danh phận để gia đình hai bên được nhờ hay không thì chưa cần phải bàn vội, ở đây ta thấy bổn phận làm vợ, sự chung thủy, lòng yêu thương và chăm sóc chồng của người phụ nữ Việt Nam xứng đáng được ca tụng : Thương chồng nấu cháo le le Đó là chưa kể nàng còn làm những món rất ngoại lệ như các món nhậu và nhất là sẵn sàng mua rượu ngon để phục vụ chồng. Mặc dù người đàn bà Việtnam gần như không biết nhậu hay uống rượu nhưng không có người vợ nào không biết làm các món nhậu, thậm chí còn học hỏi mấy bà hàng xóm láng giềng hay bạn bè những “chiêu thức” đặc biệt để đãi khách của chồng: Đốt than nướng cá cho vàng Người đàn bà Việtnam đúng nghiã bao giờ cũng vì chồng, vì con. Chồng con là trên hết và cho dù nàng gặp phải anh chồng nghèo, nghèo rớt mồng tơi, mặc áo rách vá đùm vá đụp nhưng cái tình thương của nàng, của người đàn bà Việtnam làm vợ dành cho chồng vẫn như ngày nào, không so sánh hay quan tâm thắc mắc gì đến chồng người khác giàu sang, lắm của, nhiều tiền, ăn mặc sang trọng, đầu chải bóng mượt, xức nước hoa, nước bông thơm nức mũi : Chồng em áo rách em thương Người phụ nữ Việtnam khi lấy chồng rồi thì luôn luôn một dạ một lòng với chồng, và dù no dù đói cũng đi theo chồng cho đến cùng trời cuối đất: Đi đâu cho thiếp theo cùng Sự chung thủy của người phụ nữ Việtnam đối với chồng thể hiện qua cách cư xử với người đi theo tán tỉnh mình thật đằm thắm và đôn hậu : Có lòng thì tạ ơn lòng Đó là trường hợp đã nên vợ nên chồng rồi còn nếu hai người đang trong thời kỳ “trăng thanh gió mát”, hay “bên anh đọc sách bên nàng quay tơ” thì nàng vẫn một dạ sắt son: Sáng trăng trải chiếu hai hàng Trong xã hội Việtnam, bao giờ người đàn ông cũng là trụ cột, là gốc “cây tùng” trong gia đình.Vợ con có ăn no mặc ấm hay không phần lớn là do công sức của “chàng”, nhưng chẳng may chàng làm ăn thất bại không đem lại cơm no, lành áo cho vợ con thì chính người đàn bà lại phải xả thân đi làm hoặc buôn thúng bán bưng để nuôi chàng chứ không ai khác : Tưởng lấy anh cho lành manh áo Phải nói rằng người phụ nữ Việtnam là những người đàn bà tuyệt vời nhất trên trái đất già nua, phiền muộn và lắm nỗi oan khiên này. Ngoài cái bổn phận và thiên chức làm vợ, làm mẹ ra, nàng đã phải thức khuya dậy sớm gánh hàng ra đi cho kịp phiên chợ mai : Nửa đêm ân ái cùng chồng Và nàng phải tất tả ngược xuôi, lên dốc xuống đèo, sáng đầu chợ chiều cuối chợ đến nỗi vú nàng xẹp, lưng nàng teo đủ thấy sự hy sinh vất vả của người đàn bà Việtnam đối với chồng con to lớn đến mức nào : Một ngày ba trận trèo đèo Hết lên dốc lại xuống đèo và lắm lúc cũng phải băng qua các cồn cát nóng bỏng thì cái nhan sắc của nàng đâu còn đẹp, còn giòn như ngày nào mới lấy nhau : Một ngày ba bận trèo cồn Ngày nào còn con gái ở với mẹ cha, nàng đội cái nón mua 9 đồng rưỡi với cái quai thao 3 đồng, đến khi lấy chồng rồi nàng không cần chưng diện nữa, ăn mặc thế nào cũng được, không xài hoang phí, mục đích là để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Thành ra, bây giờ nàng sẽ đội cái nón mua chỉ có 6 đồng hay cái nón rách với quai mo : Từ ngày em ở cùng cha Người phụ nữ Việtnam lo lắng cho chồng con với tất cả tâm hồn, tình thương và công sức của mình. Chàng muốn ăn cua, nàng sẽ đích thân lặn lội đi bắt về cho chàng ăn chứ giá như chỉ có mỗi mình nàng, việc gì phải cực cái thân, nàng chỉ cần bỏ ra ba đồng bạc mua cua về ăn là đủ rồi : Vì chàng thiếp phải bắt cua Nàng phải cơm bưng nước rót cho chồng, làm tròn bổn phận và phục vụ đúng mức chứ đâu như thuả còn con gái ăn uống kiểu nào cũng được kể cả việc bưng một tô cơm ngồi ăn trong bóng tối. Tất cả cũng chỉ vì lo cho chồng : Vì chàng thiếp phải bưng mâm Nấu cơm, giặt giũ, lau quét dọn nhà cửa, quán xuyến từ trong ra ngoài, và trong lúc nàng bận tiú tít, nào là con đòi bú khóc ré lên, nồi cơm trên bếp đang sôi mà lửa thì tắt và ngoài chuồng lợn, mấy con heo la inh ỏi đòi ăn thì ngay lúc ấy ông chồng “mắc dịch” nổi hứng bất tử muốn “tòm tem” với nàng. Hãy hượm, nàng không phản đối hay tỏ vẻ khó chịu có thể làm phật ý chồng, nàng cho con bú, dỗ cho nó ngủ say, nấu cơm cho chín và cho mấy con lợn ăn xong cái đã, bấy giờ nàng mới sẵn sàng đáp ứng “đòi hỏi” của chồng : Đang khi lửa tắt cơm sôi Ta hãy xem cung cách của người phụ nữ lo lắng cho chồng đang bệnh nằm liệt giường như thế nào. Nàng sắc thuốc rồi chân thấp, chân cao bưng thuốc đến bên giừơng cho chồng uống, vừa đi vừa vái ông trời mong cho chồng chóng lành bệnh để ăn đời ở kiếp với nhau : Cầm con dao sắc, cắt một củ gừng Và đây là câu trả lời của nàng đối với những ai thắc mắc vì sao áo nàng rách, vai nàng sờn. Có thể là nàng là một goá phụ, thủ tiết thờ chồng, gồng gánh đi buôn hay đi làm thuê làm mướn để nuôi con : Em đi làm mướn nuôi ai Vào thời kỳ xã hội Việtnam theo chế độ phong kiến, theo đó người đàn ông có thể có vợ lẻ, nàng hầu. Ta thấy tính cách của người phụ nữ Việtnam càng đặc biệt và nổi bật hơn khi nàng thấy chồng nổi giận, chưa biết rõ là chồng giận chuyện gì nhưng nàng đã làm lành với chồng bằng một nụ cười hớn hở với lời hứa sẽ cưới vợ bé cho chồng : Chồng giận thì vợ làm lành Tuy nhiên, đời sống vợ chồng không phải lúc nào cũng hạnh phúc êm đềm mãi mãi, đôi khi cũng có sóng gió, bất đồng, dẫn đến chia lìa, đổ vỡ. Ta lại thấy thêm một tính cách nữa của người phụ nữ Việtnam : Hạnh phúc đã vỡ nhưng người đàn bà không ích kỷ mà vẫn mong người chồng cũ có người mới. Trong trường hợp này, nàng xin trả lại chàng đôi bông để chàng có thể dùng đôi bông ấy đi cưới người vợ khác nhưng còn đôi vàng thì nàng xin giữ để làm kỷ niệm : Một mai thiếp có xa chàng Không phải người phụ nữ nào cũng cứng rắn dứt khoát tuyệt tình, đôi khi nàng cũng van xin tình yêu chứ không phải là không có nhưng cách van xin rất ví von của nàng nghe thật gợi hình và cảm động. Nàng không so sánh nàng là cái gì lớn lao trong đời sống chàng, nàng chỉ là cơm nguội phòng khi chàng đói lòng mà thôi : Chàng ơi bỏ thiếp làm chi Chuyện người phụ nữ Việtnam thay chồng nuôi con đã để lại những hình ảnh thật đẹp và gây nhiều xúc động mạnh mẽ : Rạm đồng nấu với bẹ môn Trong kho tàng văn chương bình dân của dân tộc, ta có thể tìm ra nhiều, nhiều lắm những vần ca dao mô tả rất trung thực và sinh động tính cách người phụ nữ Việt nam trong gia đình cũng như ngoài xã hội qua các thời đại. Và, cho dù xã hội có biến đổi theo cách nào đi nữa thì những tính cách đáng qúy của người phụ nữ Việtnam như đã kể trên, vẫn mãi mãi như thế, không bao giờ thay đổi. Sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, 30-4-75, hàng triệu người thuộc thành phần Quân, Cán, Chính của chính thể Sàigòn đã phải vào các trại tù do Việt Cộng thiết lập trải dài từ Nam ra Bắc, lao động khổ sai, không hẹn ngày về, thì những người vợ của họ ở lại nhà cũng phải chịu đựng bao nỗi nghiệt ngã, đè nén, áp bức trong kế hoạch trả thù rất tinh vi và thâm độc của Cộng Sản. Và chính trong thời kỳ vô cùng thê thảm ấy của đất nước, tính cách của người phụ nữ Việtnam, hơn bao giờ hết, đã biểu lộ một cách rõ rệt và hùng hồn hơn. Tôi nghĩ rằng, sự hy sinh, lòng chung thủy cùng những năm tháng dài trải qua muôn vàn đắng cay, tủi nhục để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi con nên người của phần lớn những người đàn bà ở miền Nam Việtnam có chồng đi “cải tạo” là một bộ “sử thi” vĩ đại nhất mà có lẽ không có một thứ ngôn ngữ nào, một ngòi bút nào có thể diễn tả đủ, hết và trung thực. Ông Hồ Dzếnh, một thi sĩ nổi tiếng thời tiền chiến, cũng đã diễn tả cảm kích của ông trước những tính cách của người phụ nữ Việtnam trong bài “Cảm Xúc” có đoạn như sau và đoạn thơ này đã tạm kết thúc bài viết của tôi : Cô gái ViệtNam ơi
|