Home Tin Tức Thời Sự Việt Nam là thị trường lớn của nạn buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi

Việt Nam là thị trường lớn của nạn buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ   
Thứ Tư, 22 Tháng 8 Năm 2012 11:47

Trong năm nay sẽ có khoảng 515 con tê giác tại Nam Phi bị sát hại.

 

Trên thị trường Việt Nam, một kílô sừng tê giác trị giá 60 ngàn đô la (Getty Images)

 

Theo AFP, tổ chức phi chính phủ Traffic, hôm qua 21/08/2012, vừa công bố bản báo cáo về tình hình săn bắn trái phép tê giác tại Nam Phi, theo đó số lượng loài động vật hoang dã cần được bảo vệ này bị bắn giết trong năm 2012 có thể sẽ lên tới con số kỷ lục trên 500 con.

Ngoài ra báo cáo cũng chỉ rõ Việt Nam là một trong những thị trường chính của của tệ buôn bán sừng tê giác từ Nam Phi.

Tổ chức chuyên theo dõi việc buôn lậu các loài động vật hoang dã có trụ sở tại Anh Quốc đã ra bản báo cáo mang tiêu đề « Buôn lậu sừng tê giác giữa Nam Phi và Việt Nam ».

Traffic đưa ra con số dự trù trong năm nay sẽ có khoảng 515 con tê giác tại Nam Phi bị sát hại.

Theo thống kê, chỉ tính đến ngày 17/07/2012, đã có 281 con tê giác bị giết để lấy sừng làm nguồn dược liệu cho các sản phẩm y học cổ truyền châu Á, đặc biệt là tại Việt Nam. Báo cáo cho biết nếu như trong năm 2007, chỉ có 13 con tê giác Nam Phi bị bắn chết thì tới năm 2011 con số này đã lên tới 448 con.

Bà Jo Shaw, đồng tác giả của bản báo cáo dày 176 trang nói trên cho biết, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cuộc chiến chống săn bắt trái phép động vật quý hiếm, bằng chứng là số lượng phạm tội bị bắt giữ cũng như hình phạt tăng mạnh, nhưng nạn săn bắn trái phép tê giác vẫn chưa thể chấm dứt hẳn, trái lại còn có chiều hướng gia tăng. Các băng nhóm săn bắn lậu hoạt động khôn khéo và táo tợn hơn trước.

Một xu hướng mới đáng lo ngại đã được Traffic chỉ ra trong báo cáo đó là các băng nhóm buôn lậu sừng tê giác đã biến chính các chủ quản lý các khu bảo tồn, các bác sĩ thú y và các thợ săn chuyên nghiệp thành «những tay buôn sừng tê giác». Điều đặc biệt nghiêm trọng là từ năm 2007, đã hình thành một đường dây buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam.

Theo Traffic, có một tin vui đó là tuần qua, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh đã có cuộc gặp với đồng sự Nam Phi Ebrahim để bàn về việc ký kết một hiệp định giữa hai quốc gia nhằm tăng cường các công cụ pháp lý để ngăn chặn nạn săn bắn và buôn lậu sừng tê giác.

 Ông Milliken thuộc Traffic bình luận thêm rằng « rõ ràng là Việt nam đang chịu sức ép, tôi cho là chúng ta sẽ thấy có sự thay đổi ».