Đơn tố cáo bà Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ông Nông Đức Mạnh) |
Tác Giả: Nông Thị Bích Liên |
Thứ Ba, 29 Tháng 5 Năm 2012 08:22 |
Bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân Con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh viết đơn tố cáo bà Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ông Nông Đức Mạnh) Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông/Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên. Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau: I. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi: - Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT. Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi. Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng. Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là "Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn." Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh. Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội. Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú. Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám (thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ: a) Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng. II. Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật: - Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng? Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ. Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật. Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm? Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi? Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về: - Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi. Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được. Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội - thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân. Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân. Tôi đề nghị: 1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân. 2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ: Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành. Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu. 3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không? 4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không? 5- Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là: Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên? Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân. Người viết đơn |