Home Tin Tức Thời Sự Hội đàm hạt nhân Iran được coi là "tích cực"

Hội đàm hạt nhân Iran được coi là "tích cực" PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Bảy, 14 Tháng 4 Năm 2012 11:59

"Có một bầu không khí tích cực ... tương phản với lần trước,"

Hội đàm hạt nhân Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ được cho là tích cực

Hội đàm về hạt nhân của Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ

Các cuộc đàm phán quan trọng về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran, vốn nối lại sau 15 tháng bế tắc, được mô tả là "tích cực".

Sáu cường quốc thế giới - Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức và Iran - đang họp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Iran nói chương trình hạt nhân của nước này là hòa bình, nhưng các nhà chỉ trích nghi ngờ họ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.

Israel đã ám chỉ trong những tháng gần đây rằng nước này có thể thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu Iran để ngăn chặn điều này xảy ra.

Michael Mann, phát ngôn viên cho bà Catherine Ashton, Giám đốc chính sách đối ngoại của EU, nói các cuộc đàm phán là "hoàn toàn khác" so với đàm phán lần cuối cùng cách đây 15 tháng.

"Có một bầu không khí tích cực ... tương phản với lần trước," ông nói.

Phóng viên BBC James Reynolds, ở Istanbul, nói rằng các phái viên đàm phán trước đó đã điều chỉnh thấp các mục tiêu - nói rằng họ không trông đợi các đề xuất với nội dung chi tiết từ cả hai phía.

Những gì họ muốn thấy, theo Reynolds, là liệu Iran đã sẵn sàng cam kết nghiêm túc hay chưa, và nếu điều đó xảy ra, có thể một vòng đàm phán khác sẽ được mở trong vòng 4-6 tuần tới.

"Giảm thiểu căng thẳng'

    "Các cuộc đàm phán phải làm mới lại sự tin tưởng"

Thứ trưởng Nga Sergei Ryabkov

Cuộc hội đàm của sáu cường quốc thế giới, gọi chung là nhóm P5 +1, hy vọng các thương thảo ít nhất sẽ làm giảm căng thẳng.

Sau một phiên hội đàm sáng dài hai tiếng rưỡi, ông Mann nói: "Dường như đã có được các nguyên tắc cho các cuộc hội đàm tương lai."

Sẽ có một phiên họp vào buổi chiều.

Nga trước đó cảnh báo cả hai bên không nên "thổi phồng các khác biệt."

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói: "Các cuộc đàm phán phải làm mới lại niềm tin."

Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả sự kiện như một "cơ hội cuối cùng" cho các nhà ngoại giao làm việc, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói Iran phải "chứng tỏ rõ ràng bằng hành động điều mà họ đề xuất rằng họ đã thật sự từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân".

Nhưng một nguồn tin thân cận với phái đoàn Iran trước đó nói với hãng tin Pháp AP: "Cho đến nay phái đoàn Iran thấy phương Tây ở trong một vị trí. .. đáng thất vọng và chán nản."

Hôm thứ Năm, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói nước ông "đang giữ vững lập trường dựa trên các quyền cơ bản của mình và dù chịu áp lực khắc nghiệt nhất, cũng sẽ không chịu nhượng bộ một phân nào trước các quyền không thể phủ nhận đó".

'Hy vọng thuyết phục'
Cơ sở hạt nhân của Iran

Lãnh đạo Iran tuyên bố không nhượng bộ các "quyền cơ bản" của nước mình

Nhóm P5 +1 hy vọng cuối cùng sẽ thuyết phục Iran giảm làm giàu uranium và mở cửa hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của mình cho các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào thanh tra.

Cũng có những gợi ý rằng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Iran có thể được giảm thiểu nếu nước này tuân thủ các yêu cầu.

Chuỗi các vòng đàm phán quốc tế đã bị phá vỡ hồi tháng 1 năm 2011 sau khi các bên không đồng ý về bất kỳ vấn đề nào.

Kể từ đó, IAEA bày tỏ quan ngại rằng Iran đã không hợp tác với thanh tra của tổ chức này và rằng chính phủ Iran đã thực hiện các hoạt động liên quan "phát triển một thiết bị nổ hạt nhân".

Israel, nước tin rằng chương trình hạt nhân của Iran có thể đe dọa trực tiếp an ninh của mình, đã cảnh báo thời gian sắp hết để có thể ngăn chặn chương trình của Iran.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng ông sẽ không bao giờ cho phép Israel "sống trong bóng tối của sự hủy diệt", và ám chỉ nước ông đã sẵn sàng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nếu các nhà ngoại giao không làm việc ngay.

Tổng thống Obama cảnh báo Hoa Kỳ chống lại các phát ngôn bàn về chiến tranh và nhấn mạnh rằng tất cả các lựa chọn vẫn còn mở ngỏ.