Obama sẽ thăm giới tuyến Nam Bắc Hàn |
Tác Giả: BBC | ||
Thứ Tư, 21 Tháng 3 Năm 2012 07:56 | ||
Chuyến đi của Tổng thống Mỹ tới khu vực phân chia hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên diễn ra vào khi đang có căng thẳng gia tăng về kế hoạch của chính phủ Bắc Hàn tiến hành bắn hỏa tiễn vào tháng tới.
Khu phi quân sự tại biên giới Nam Bắc Hàn là nơi được canh gác cẩn mật nhất trên thế giới Chuyến đi của Tổng thống Mỹ tới khu vực phân chia hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên diễn ra vào khi đang có căng thẳng gia tăng về kế hoạch của chính phủ Bắc Hàn tiến hành bắn hỏa tiễn vào tháng tới. Hiện có khoảng 28.500 binh lính Mỹ đóng tại khu vực này. Bắc và Nam Hàn về nguyên tắc vẫn đang có chiến tranh vì cuộc xung đột kéo dài ba năm giữa hai bên chấm dứt bằng một cuộc ngưng bắn, và không hề có ký kết thỏa thuận hòa bình nào. Hoa Kỳ kể từ đó đóng quân tại Nam Hàn. Một khu phi quân sự rộng 4 cây số vuông có lẽ là khu vực biên giới được canh gác cẩn mật nhất trên thế giới. Cựu Tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton, miêu tả nó giống như "nơi đáng sợ nhất trên trái đất này" khi ông tới thăm vào những năm 1990. Ông Obama, người được chờ đợi sẽ gây áp lực mới đối với Bắc Hàn phải từ bỏ tham vọng hạt nhân, cũng sẽ gặp Tổng thống Lee Myung-bak của Nam Hàn trước lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh vào thứ Hai tới. Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân kéo dài trong ba ngày với sự tham gia của hơn 53 lãnh đạo từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Ông Obama cũng sẽ gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để thúc giục Trung Quốc dùng ảnh hưởng tác động tới các cuộc thương thuyết hạt nhân với chính phủ Bình Nhưỡng. 'Khiêu khích trắng trợn' Tuyên bố của Bắc Hàn hồi tuần trước rằng họ sẽ tiến hành phóng vệ tinh để đánh dấu 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il-sung vào tháng Tư đã bị chỉ trích rộng rãi. Quyết định này được nhìn nhận là vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua sau một lần phóng vệ tinh tương tự vào năm 2009. Nam Hàn cho biết việc phóng vệ tinh này là hành động "khiêu khích trắng trợn" và Nhật Bản thúc giục Bắc Hàn hãy "kiềm chế". Nhật Bản, đặc biệt lo ngại sau vụ phóng hỏa tiễn năm 2009 qua đất Nhật, thì nói rằng quyết định này của Bắc Hàn sẽ "ảnh hưởng tới những nỗ lực của chúng ta tiến tới một cuộc đối thoại''. Hồi tháng trước, Bình Nhưỡng đồng ý hủy các vụ thử hỏa tiễn tầm xa, một phần của thỏa thuận với Hoa Kỳ để được nhận 240.000 tấn viện trợ thực phẩm tới Bắc Hàn. Hoa Kỳ cho biết kế hoạch phóng vệ tinh được dự kiến này sẽ vi phạm thỏa thuận và ảnh hưởng tới việc tái viện trợ lương thực. Bắc Hàn nói rằng việc phóng ''vệ tinh có thể hoạt động'' là một cơ hội cho việc ''đưa kỹ thuật hàng không của đất nước này để sử dụng vì các mục đích hòa bình lên một tầm cao mới''. Tại Hội nghị thượng đỉnh nhằm giảm mối đe dọa khủng bố hạt nhân, vấn đề Bắc Hàn sẽ tiếp tục là một chủ đề lớn cùng với chương trình hạt nhân của |