Nước Mỹ mùa tranh cử : những chọn lựa kinh tế khó khăn |
Tác Giả: Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà |
Thứ Sáu, 24 Tháng 2 Năm 2012 17:57 |
Bội chi ngân sách quá cao và tích lũy quá lâu khiến chính phủ cần tăng thuế để bù đắp Chính trường Mỹ trước những chọn lựa khó khăn về kinh tế
2012 là năm Hoa Kỳ có tổng tuyển cử. Cử tri bầu lại tổng thống, toàn thể 435 dân biểu Hạ viện, 33 thượng nghị sĩ và 10 thống đốc tiểu bang. Tổng thống Barack Obama bên đảng Dân Chủ là ứng cử viên ra tái tranh cử. Đảng Cộng Hoà vẫn chưa chính thức chỉ định ứng cử viên. 2012 cũng là năm thứ tư, mà Hoa Kỳ phải chật vật tìm ra lối thoát kinh tế sau khủng hoảng tài chính hồi tháng 9/2008. Thất nghiệp còn quá cao và gánh công nợ quá nặng. Chính giới Mỹ còn tranh luận về các giải pháp thoát hiểm. Nhưng đâu là vấn đề và đâu là những giải pháp cần thiết cho nước Mỹ ? Phỏng vấn Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa-California RFI : Hoa Kỳ hiện đang có khá nhiều kỷ lục, như bị bội chi ngân sách cao nhất kể từ Thế chiến Hai, hoặc mắc nợ nhiều nhất so với tổng sản lượng. Kinh tế Mỹ chưa hồi phục và nếu thất nghiệp có giảm đôi chút từ vài tháng nay thì số người tham gia thị trường lao động còn giảm nhiều hơn vì nản chí hết muốn tìm việc nên thất nghiệp thực tế vẫn còn cao. Đó là tinh thần khách quan để tránh hệ quả như cô vừa nói là "giải pháp ngắn hạn lại gây vấn đề khác cho lâu dài". Điều ấy đáng chú ý vì trong một năm tranh cử, các chính khách chỉ nhắm vào mục tiêu đắc cử ngắn hạn mà bất kể đến tai họa sau này. Nhìn từ cái trục thời gian qua trục không gian thì đây còn là tình trạng chung của khối kinh tế tiên tiến, từ Nhật Bản qua Âu Châu về Hoa Kỳ. Nói vắn tắt thì các nước vay nợ quá nhiều từ mấy thập niên liên tục nên đến lúc trả nợ. Khi phải rút ruột trả nợ thì tiền đâu ra để kích thích kinh tế hầu thoát khỏi hoàn cảnh suy trầm hoặc thậm chí nguy cơ suy thoái? Nhưng sự thể lại nguy ngập và có nguyên do sâu xa lâu dài hơn, cho nên mới đòi hỏi những giải pháp phức tạp hơn từ các nước công nghiệp hoá chứ không phải riêng Hoa Kỳ ? Khi suy trầm tái diễn Tháng 12 năm 2007, người ta tưởng gặp lại chu kỳ thăng giáng cố hữu, và áp dụng loại giải pháp điều chỉnh cố hữu, như hạ lãi suất và tăng chi để kích thích số cầu nên chất thêm nợ nần lên đến trần nhà. Vì vậy, tôi mới cho rằng không chỉ có chủ nghĩa tự do kinh tế mà có lẽ cả hệ thống dân chủ đang bị thách đố trong sự khủng hoảng niềm tin của người dân vào các định chế hay các giải pháp. Hậu quả là từ đó ngân sách bị bội chi mỗi năm hơn ngàn tỷ và phải vay thêm 4.500 tỷ nên số công trái, là nợ nần của công quyền, đã vượt tổng sản lượng kinh tế. Khi đó, tranh luận chính trị bùng nổ qua nhiều trận đánh liên tục trên chính trường khiến cho ngày nay chỉ còn 12-13% dân Mỹ tin tưởng vào Quốc hội và các chính khách là sản phẩm bị phá giá! Nhưng khi gây bội chi, chính phủ phải vay tư bản trên thị trường cho việc chuyển ngân mà không tạo thêm việc làm và dân thọ thuế còn phải trả tiền lời đi vay. Mâu thuẫn hay cái vòng luẩn quẩn này nằm trong vài sự thật kinh tế sau đây: Khi tăng chi và đi vay, chính phủ hút vốn kinh doanh của tư nhân trong khối tiết kiệm có hạn. Bội chi ngân sách quá cao và tích lũy quá lâu khiến chính phủ cần tăng thuế để bù đắp. Nhưng nếu tăng thuế thì lại cản trở đầu tư, mà đầu tư giảm sút thì lợi tức quốc dân không tăng, căn bản thu thuế co cụm và nguồn thu từ thuế khóa không đáp ứng yêu cầu quân bình ngân sách. Ấn tượng tai hại ở đây là đảng Dân Chủ mới lo cho dân nghèo, đảng Cộng Hoà là của bọn tài phiệt, hoặc đảng Dân Chủ cứ tăng chi bừa phứa và Cộng Hoà thì chỉ muốn giảm thuế cho nhà giàu. Điều mỉa mai là đa số tài phiệt tỷ phú thì bỏ phiếu và bỏ tiền yểm trợ đảng Dân Chủ còn tiểu thương thì ủng hộ phe Cộng Hoà. Vào dịp tổng tuyển cử như năm nay thì cường độ của loại nhiễu âm đó càng gây thêm bế tắc vì cách thông tin hời hợt của truyền thông trong dòng chính. Tai họa kia là bộ luật thuế khóa nhiêu khê mà đầy kẽ hở giúp các đại gia lách thuế một cách hợp pháp trong khi tiểu doanh thương thì chết kẹt. Sau cùng là yếu tố văn hóa trong hệ thống kinh tế chính trị Mỹ: xứ này sùng chuộng tiêu thụ và khuyến khích đi vay! Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi e là như vậy trong trung hạn. Nhiều học giả kinh tế, chính trị hay xã hội báo động là Hoa Kỳ có thể trôi vào thập niên suy bại như Nhật Bản sau năm 1990 mà họ gọi là "Lost Decade". Bản thân tôi thì thiển nghĩ là vụ bầu cử năm nay sẽ gây thất vọng, Hoa Kỳ còn bị khủng hoảng nữa trong các năm tới, may ra sau kỳ bầu cử 2016 thì mới có cách mạng thật. Lý do là dân Mỹ phải thay đổi nhân sinh quan và xã hội quan về chế độ dân chủ tư bản của họ. Biện pháp cần thiết là phải giảm chi để chính trường khỏi vét tiết kiệm của thị trường, và phải tăng thuế để quân bình ngân sách. Muốn vậy thì cần giản lược hệ thống thuế vụ theo hướng giảm tiêu thụ mà khuyến khích đầu tư. Cụ thể là đánh thuế tiêu thụ mà giảm thuế đầu tư. Song song, họ cần cải tổ chế độ công chi để đẩy lui tệ nạn chính trường lấy tiền từ người này ban phúc lợi cho người kia hầu kiếm phiếu rồi đẩy gánh nợ cho đời sau. Đấy là một cuộc cách mạng về tư duy như xứ này đã từng làm trong lịch sử sau mấy năm hốt hoảng nối tiếp mấy chục năm lạc quan. |