Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-02-2012 |
Tác Giả: Trọng Thành |
Thứ Năm, 23 Tháng 2 Năm 2012 14:34 |
Bầu cử Nga : Hệ thống Putin gia tăng các trò giả mạo
Libération chú ý đến các động thái trước ngày bầu cử tổng thống Nga với bài phóng sự « Cỗ máy Putin tra thêm dầu cho các trò giả mạo », do đặc phái viên gửi về từ Matxcơva. Bài phóng sự mô tả những nỗ lực khẩn trương của thủ tướng Nga nhằm huy động được đông đảo cử tri ủng hộ, từ việc đưa thùng phiếu đến nhà cử tri cho đến việc huy động các phương tiện giao thông cho người đi biểu tình. Trước tiên, phóng sự đưa bạn đọc đến với nơi ở của Irina, một nữ nhân viên thư viện về hưu sớm, vì lý do sức khỏe. Công dân Nga kể trên được trợ lý xã hội đến thăm, nhưng không phải để cấp thuốc, mà để chuẩn bị cho việc mang hòm phiếu đến tận nhà. Bất chấp việc bà Irina khẳng định rằng bà vẫn có thể tìm cách đến được nơi bỏ phiếu, người trợ lý xã hội cố gắng thuyết phục bằng được gia chủ ở lại nhà, vì nếu không bà sẽ không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ bị đuổi việc. Bà Irina cho biết : Bà đã phải nhân nhượng trước đề nghị này, nhưng bà biết rằng đây chính là một cách để giả mạo phiếu bầu. Trước đó, ngày 04/02, một nhân viên xã hội khác đã đến yêu cầu bà tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ Putin, đổi lại trung tâm trợ giúp xã hội sẽ cấp cho bà kem bôi tay. Bà Irina đã từng hai lần bỏ phiếu cho ông Putin, tuy nhiên giờ đây bà cảm thấy, ông ta chỉ quan tâm đến các cử tri như bà trong khoảng thời gian bầu cử. Ngày hôm nay, một cuộc biểu tình lớn ủng hộ ông Putin được tổ chức tại Matxcơva, với khoảng 40.000 người tham gia, bên cạnh đó khoảng 100.000 người sẽ đến dự mít tinh vào buổi chiều. Toàn bộ các hoạt động này về mặt hình thức là do lời kêu gọi của Mặt trận bình dân toàn Nga nhằm « Chống lại các sức mạnh muốn phá hủy nước Nga ». Đây là một hiệp hội mới được thành lập vào tháng Năm 2011, có vẻ khá giống với các tổ chức thời Xô Viết. Tuy nhiên, trên thực tế tổ chức không lồ này lại không có các hoạt động cụ thể. Trong số các tổ chức ủng hộ ông Putin, có Ủy ban chống (Cách mạng) Da cam vừa mới ra đời từ đầu tháng Hai, nhằm huy động dân chúng chống lại các phong trào phản kháng xã hội, mà họ cho là muốn lặp lại kinh nghiệm của cuộc cách mạng Ukraina năm 2004. Tuy nhiên, tổ chức này cũng không để lại dấu vết gì ngoài một địa chỉ internet, ở đó đăng lại các tuyên bố của đảng Nước Nga Thống Nhất nhằm định hướng công luận. Về phần mình, đảng Nước Nga Thống nhất tỏ ra âm thầm, như để chuộc lại việc giả mạo phiếu quy mô lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện Nga đầu tháng 12 năm ngoái. Theo báo chí Nga, đảng này thậm chí có thể giải thể hoặc tự phân hóa thành nhiều đảng. Sau những đe dọa nhắm vào Đài phát thanh Tiếng Vọng Matxcơva, đến lượt tờ tuần báo Novaia Gazeta bị trừng phạt, với việc các nhà báo sẽ phải làm việc không lương trong một thời gian, vì nhà nước kiểm tra tài chính chủ sở hữu tờ báo. Cuộc tuần hành do Mặt trận Cánh tả dự kiến tổ chức vào Chủ nhật tới cũng không được cho phép. Bài mang tựa đề « Toàn Tây Tạng để tang ». Như chúng ta biết, người Tây Tạng năm nay không tổ chức ăn mừng lễ Năm Mới Losar (bắt đầu từ ngày 22/02/2012), theo lời kêu gọi của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Kể từ năm 2009 đến nay, có ít nhất 25 tăng ni đã chọn tự thiêu làm hình thức phản kháng. Nỗi đau đớn khi tự thiêu là vô bờ bến, và nói chung những người tự thiêu đều tỉnh táo cho đến phút cuối. Theo bà Sofia Stril-Rever, đối với người Tây Tạng, tự thiêu không phải là một hành động tuyệt vọng, tự sát, mà là sự thể hiện của tình yêu thương và khát vọng hòa bình. 700 trên tổng số 7.000 người, được chính quyền cấp visa sang Ấn Độ, đã bị bắt giữ khi trở về. 6.300 người còn lại bắt buộc phải tham gia các buổi cải tạo, trong đó họ buộc phải tuyên bố từ bỏ Đạt Lai Lạt Ma, và tuyên thệ trung thành với chính quyền Trung Quốc. Cùng lúc đó, trong các tu viện, ảnh của Phật được thay bằng ảnh các lãnh đạo đảng. Theo các nhân chứng, thủ phủ Lhassa của Tây Tạng, nay có 200.000 người bản địa sống với 1,2 triệu người Hán, đang bị quân đội bao vây chặt. Điều đau xót đối với những người Tây Tạng thế hệ cao niên là, những người phải chạy ra nước ngoài, sẽ không bao giờ còn được trở về Tây Tạng, còn những người sống trong nước sẽ không bao giờ được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hiện nay, theo cuộc thăm dò dư luận của CSA, ông Hollande được 28% người được hỏi nhận sẽ bầu trong vòng một, trong khi đó 27% nói sẽ bầu cho ông Sarkozy. Đây là sự thay đổi rất lớn, nếu so với chênh lệch giữa hai người là 39% và 23% vào tháng 11/2011. Để làm rõ lập trường của mình, ông Sarkozy cũng đưa ra « nhiều đề nghị gây sốc », ví dụ như : tăng thêm 1.000 euro/năm cho những người nào có thu nhập xấp xỉ mức lương tối thiểu (Smic), bên cạnh đó là việc buộc những người nhận khoản trợ cấp RSA – Trợ cấp đoàn kết tích cực – phải lao động công ích 7 giờ/tuần với mức lương tối thiểu, đồng thời chấm dứt việc các chủ doanh nghiệp tự dành cho mình mức lương thưởng quá cao bằng cách buộc phải đưa vấn đề này ra bàn trước đại hội cổ đông, … Le Figaro cho biết, về mặt chính thức, việc ứng cử viên N. Sarkozy chính thức lao vào cuộc tranh cử với nhiều động thái rất mạnh mẽ không làm thay đổi nhịp hoạt động của ứng cử viên F. Hollande, trên thực tế, một giai đoạn mới của cuộc tranh cử đã bắt đầu. Ả Rập Xê Út, Koweit và Quỹ Jean-Luc Lagardère là ba nhà tài trợ lớn của bảo tàng với 2.400 m² được làm mới, với trị giá 5 triệu euro. Libération đưa trên trang nhất tựa đề của phóng sự dài : « Nỗi kinh hoàng tại Homs », phóng sự do đặc phái viên gửi về. Bất chấp lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế, chính quyền Damas vẫn tiếp tục oanh kích thành trì của phe nổi dậy, khiến thêm hàng chục người thiệt mạng, trong đó có hai nhà báo phương Tây. Trong khi đó, Le Monde cho hay : « Các giáo viên ủng hộ Hollande, chống lại Sarkozy ». Đánh giá về năm năm nhiệm kỳ tổng thống Pháp, trang nhất Les Echos đưa ra con số tổng kết sức mua của người Pháp trong 5 năm vừa qua vẫn tăng 6%, bất chấp khủng hoảng, tuy nhiên tỷ lệ tăng của sức mua không cao bằng 5 năm trước đó. |