Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-02-2012 |
Tác Giả: Anh Vũ |
Thứ Tư, 15 Tháng 2 Năm 2012 14:46 |
Mỹ coi Trung Quốc trỗi dậy như một thách thức chiến lược Tổng thống Barack Obama (phải) chuẩn bị bắt tay phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng, Washington, 14/02/2012
Liên quan đến châu Á nhân chuyến thăm Mỹ của phó chủ tịch nước Tập Cận Bình, sắp tới sẽ trở thành nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc, Le Figaro có bài viết nhận xét về mối quan hệ giữa hai cường quốc của thế giới, mang tựa: "Barack Obama đối mặt với Tập Cận Bình, ông bạn thân Trung Quốc trong tương lai". Tờ báo nhận định, với nước Mỹ, Trung Quốc đang là một nỗi « ám ảnh » đan xen giữa hoài nghi và sức hấp dẫn. Mở đầu bài viết, Le Figaro đưa ra một vài con số thống kê khá thú vị của một tạp chí Mỹ Foreign Policy. Năm 2006, 7 trên 10 sinh viên Mỹ xác định ngay vị trí của Trung Quốc trên bản đồ thế giới, trong khi mà con số này đối với Irak là 4/10, với Afghanistan là 1/10. Một chỉ số có thể nói lên sự quan tâm của người Mỹ đối với Trung Quốc. Sáu năm sau, tức là năm 2012, Le Figaro nhận thấy đất nước Trung Hoa đang trở thành nỗi ám ảnh cho nước Mỹ. « Giữa chính quyền của cựu tổng thống Bush sang thời Obama, có sự tiếp nối. Đó là tạo quan hệ tốt với nước Trung Quốc đang mạnh lên, đồng thời duy trì mạng lưới đồng minh quân sự với các đối tác chủ chốt trong khu vực, phòng trường hợp người khổng lồ trở nên hiếu chiến… Đó là một chủ trương rất khác so với chính sách ngăn chặn (Containment) đối với Liên Xô trước đây », vốn được coi là đối thủ hệ tư tưởng của Mỹ ». Vẫn theo Le Figaro, nỗi ám ảnh Trung Quốc ngày càng lớn đến nỗi các nhà chính trị, các chuyên gia của nước Mỹ vẫn luôn đặt ra những câu hỏi về nước Trung Quốc đang trỗi dậy như: Liệu Trung Quốc sẽ mở cửa và thực hiện dân chủ hóa ? Họ có dễ dàng hợp tác trong việc giải quyết các thách thức kinh tế hay khí hậu toàn cầu ? Họ có muốn góp phần gánh vác trách nhiệm cho an ninh thế giới ? Hay là Trung Quốc sẽ vẫn là một cường quốc tự lo cho bản thân mình, sử dụng phần còn lại như là chỗ dựa để phục vụ cho nhu cầu năng lượng không bao giờ thỏa mãn ? Le Figaro nhận thấy các câu hỏi trên còn kèm theo sự tò mò thực sự đối với nhân vật được cho là sẽ lên nắm giữ quyền lực cao nhất của chính quyền Bắc Kinh vào năm 2013. Liệu ông có theo bước chân của người cha Tập Trọng Huân, một nhân vật trung thành với Mao Trạch Đông, ôn hòa, nhưng cuối cùng cũng bị vùi dập trong những năm 1950 ? Thời kỳ đầu của nhiệm kỳ Obama, chính quyền Mỹ cũng đã cố gắng tạo ra một mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh. Nhưng những bất đồng giữa hai nước trên mọi lĩnh vực vẫn tồn tại và mỗi ngày lại nảy sinh thêm. Hoa Kỳ luôn chỉ trích Trung Quốc duy trì tỷ giá đồng tiền thấp giả tạo, hay việc Nhà nước trợ giá cho các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu rồi tới chuyện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Còn nhiều vấn đề khác vẫn đè nặng lên quan hệ hai nước như việc Mỹ gia tăng hiện diện quân sự ở châu Á, vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc… Tóm lại, Trung Quốc sẽ còn là mối quan tâm dài dài của Mỹ trong những thập kỷ tới. Israel đã lên tiếng chỉ mặt Iran đứng đằng sau các vụ tấn công trên, nhưng đã bị Teheran bác bỏ. Trong vụ nổ ở thủ đô Bangkok hôm qua, cảnh sát đã xác định kẻ bị bắt giữ mang hộ chiếu Iran. Nếu như thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra yêu cầu các giới chức Thái Lan không được « kết luận vội vàng » về sự kiện xảy ra, nhưng bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak, đang ở thăm Singapore và ghé qua Bangkok vài giờ, đã nhận định : « Âm mưu khủng bố ở Bangkok một lần nữa cho thấy Iran và những kẻ tay sai của họ tiếp tục các hành động khủng bố ». Người ta đang lo ngại có thể Hezbollah lên kế hoạch tấn công khủng bố như vụ đã xảy ra ở trung tâm của thành phố Bombay, Ấn Độ, nơi có nhiều thanh niên Israel lui tới sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự. Khi chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống, ông Sarkozy sẽ phải đưa ra chương trình hành động tranh cử cụ thể hơn và nhất là, cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Pháp bắt đầu có đối thủ nặng ký cụ thể. Đến lúc này, theo các cuộc thăm dò dư luận giả định ông Sarkozy ra ứng cử, đối thủ Francois Hollande, ứng cử viên đảng Xã Hội, vẫn dẫn trước tổng thống mãn nhiệm tới 8 điểm ở vòng đầu và bỏ xa hơn nữa ở vòng hai. Nhiệm kỳ 5 năm không có gì thành công đã làm cho cánh hữu chia rẽ. Người cầm cờ của họ đang bị mất phương hướng. Trong trường hợp nếu ông Sarkozy thất bại thì cánh hữu sẽ mất hết. Việc ông Sarkozy chính thức tuyên bố ra ứng cử tổng thống đối với đối thủ đảng Xã Hội không có ý nghĩa gì nhiều. Ngay từ khi tổng thống mãn nhiệm chưa tuyên bố tái ứng cử, đảng Xã Hội vẫn luôn đặt mục tiêu hàng đầu là đánh bại ông Sarkozy. Có ý nghĩa nhiều hơn trong thông báo của tổng thống Sarkozy là đối với cánh hữu. Đây là thời điểm để đảng UMP của ông Sarkozy mở chiến dịch tổng động viên nhằm thuyết phục cử tri đang chán nản với tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ của nước Pháp. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Guardian của Anh Quốc, ông Hollande đã nói : « Không còn người cộng sản » ở Pháp. Câu nói này đã gây phẫn nộ cho ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon của Mặt trận cánh tả (thuộc phe cộng sản). Ông Mélenchon chỉ trích ông Hollande « coi khinh » những người cộng sản và đánh giá thái độ của ứng cử viên đảng Xã Hội là « ngạo mạn và không thể chịu đựng được ». Với sự cố ngôn từ này, có thể ứng cử viên đảng Xã Hội sẽ bị mất đi sự ủng hộ từ cử chi của phe cực tả. Báo Le Monde thông báo một cách hoan hỉ : « Chưa bao giờ châu Á và châu Mỹ mua nhiều rượu Pháp như trong năm 2011 ». Như vậy, mặt hàng rượu đã chiếm lĩnh vị trí thứ hai trong các sản phẩm Pháp có thăng dư thương mại, xếp sau hàng không (17,7 tỷ) và đứng trên mỹ phẩm ( 8,3tỷ). Cũng cần phải biết, 10 tỷ euro tương đương với giá bán 130 chiếc máy bay chiến đấu Rafale mà nước Pháp vất vả lắm mới có hy vọng bán được cho Ấn Độ. Giá bán các loại rượu vang có niên hiệu sản xuất tăng mạnh, trong đó đặc biệt đối với nhãn hiệu nổi tiếng của vùng Bordeaux. Khách hàng rượu Pháp trên thế giới ngày càng có nhiều người sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn ra để mua những chai rượu có niên hiệu sản xuất lâu năm, có số lượng đóng chai hạn chế, để chứng tỏ sự sành điệu và thành đạt xã hội. Thị trường lớn thứ hai của rượu Pháp là Hoa Kỳ và Canada. Mức tiêu thụ rượu vang Pháp ở hai nước Bắc Mỹ này trong năm qua cùng tăng 9%, đạt 2,1 tỷ euro. Trong khi đó, thị trường truyền thống của sản phẩm rượu Pháp là châu Âu lại giảm. Trong vòng 10 năm, xuất khẩu rượu của Pháp sang các nước như Anh, Đức giảm 13%, thị trường này có nguy cơ vẫn còn giảm. Theo chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu rượu Pháp, chiến lược quan trọng của ngành sản xuất rượu Pháp sẽ nhằm vào các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy đầy hứa hẹn như Ấn Độ hay Brazil. Hiện ở Pháp, có 500 công ty sản xuất rượu để xuất khẩu. Ngành kinh tế này sử dụng 30 000 lao động.
|