Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-01-2012 |
Tác Giả: Anh Vũ |
Thứ Hai, 30 Tháng 1 Năm 2012 13:23 |
Liệu dân chủ hóa có thể diễn ra ở Trung Quốc ? Tượng thần Dân chủ, biểu tượng của sự kiện Thiên An Môn, trong cuộc tuần hành ở Hồng Kông, ngày 30/05/2010 Phụ trương báo Le Monde về các vấn đề địa chính trị hôm nay có bài viết đáng chú ý của thông tín viên Brice Pedroletti tại Thượng Hải về chính trị Trung Quốc với câu hỏi « Phải chăng Trung Quốc đang sắp có được dân chủ hóa ?». Thông tín viên của Le Monde dẫn luận điểm của hai nhà chuyên nghiên cứu các mô hình lãnh đạo chính trị khá nổi tiếng ở Trung Quốc là Lưu Vũ (Lưu Yu) và Trần Định Định (Chen Dingding) khẳng định, đến năm 2020, chắc chắn ở Trung Quốc sẽ có dân chủ. Ông Lưu Vũ là giáo sư giảng dạy môn học dân chủ Mỹ tại đại học Tinh Hoa Bắc Kinh. Còn ông Trần Định Định là giáo sư môn quản trị hành chính công tại đại học Macao. Bằng chứng, đó là sự phát triển mạnh mẽ phản biện công dân trong năm 2011 và trào lưu rộng rãi những ý tưởng tự do hóa ở tầng lớp có thanh thế trong xã hội cũng ngày càng được củng cố. Các tác giả của luận điểm trên đã xác định có bốn xu hướng chính quan hệ lẫn nhau : Phát triển kinh tế, thay đổi văn hóa chính trị, bàn cờ chính trị ở cấp cao nhất và bối cảnh địa chính trị toàn cầu. Ở những nước đó, sự chuyển tiếp dân chủ đã diễn ra vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh và mức độ tích lũy của cải vật chất cũng tưong tự như Trung Quốc hiện nay. Giới viết blog, một đòn bẩy trong xã hội dân sự, đang trở nên ngày càng có tổ chức. Ở Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất hiện những nhóm người đi tiên phong dư luận có tư tưởng tự do. Xu hướng mới này đã làm thay đổi bộ mặt cho cuộc đấu tranh chính trị mà từ trước vẫn được gắn cho các nhà bất đồng chính kiến bị đảng Cộng sản gạt ra ngoài vòng pháp luật. Theo tác giả của nghiên cứu nói trên thì ê-kíp lãnh đạo mới sẽ đỡ độc đoán hơn và chính sự chia rẽ bè phái trong nội bộ sẽ khiến cho những người có đầu óc tự do hơn phải dựa vào xã hội dân sự để tạo đối trọng với các đối thủ thuộc phe bảo thủ. Tờ báo nhận thấy, với việc xây tặng cho Liên hiệp châu Phi (UA) tòa trụ sở mới, Trung Quốc đã ghi được dấu ấn ngọan mục trên lục địa đen này. Món quà trị giá hơn 150 triệu euro, gồm 3 trung tâm hội nghị, 74 văn phòng đủ cho 700 nhân viên đại diện của 54 nước châu Phi và một sân bay trực thăng. Để tỏ ra hào phóng hơn, Bắc Kinh còn chi phí toàn bộ trang thiết bị nội thất cho trụ sở. Trong lễ khai mạc tòa nhà, ông Giả Khanh Lâm, nhân vật số 4 của chính quyền Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng giờ đây Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Mức trao đổi mậu dịch của Trung Quốc với lục địa Phi trong năm 2011 lên tới 150 tỷ đô la. Theo bộ Thương mại , đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi trong năm 2011 tăng hơn 58%, đạt 1,7 tỷ đô la. Theo các nhà quan sát chính trị, quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi đang trở nên muôn hình muôn vẻ và phức tạp. Những gì Trung Quốc mang lại cho châu Phi và những gì lấy đi từ lục địa đen này sẽ còn gây tranh cãi nhiều. Có điều chắc chắn là Bắc Kinh đang rất chú trọng cải thiện hình ảnh của mình để cắm chân sâu hơn nữa ở châu Phi. Hôm nay, không một tờ báo nào ở Pháp có thể bỏ qua thông tin nóng này, nhất là trong bối cảnh kinh tế Pháp đang gặp khó khăn và còn chưa đầy ba tháng nữa nước Pháp bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Tuy chưa công bố ra tái ứng cử, nhưng mọi người đều hiểu ông Sarkozy đã là ứng cử viên rồi. Vì thế những thông báo về các biện pháp kinh tế tối qua của ông Sarkozy còn nhằm mục đích thuyết phục cử tri Pháp. Le Figaro nhận định đó là những biện pháp mạnh để vực dậy kinh tế, tờ báo chạy tựa lớn trên trang nhất « Những cải cách sốc của Sarkozy ». Trong khi đó, Libération chạy tựa « Một tổng thống thất bại ». Tờ báo nhận xét : Bị dư luận bỏ rơi, ông Sarkozy định lấy lại vị thế, nhưng ông chỉ thông báo những biện pháp hạn chế như tăng thuế giá trị gia tăng TVA. Bản thân ông không thuyết phục được ai. Xã luận Le Figaro viết « Đặt lên bàn việc tăng thuế TVA và cải cách vấn đề việc làm vào thời điểm chưa đầy ba tháng nữa đến ngày bầu cử tổng thống là điều chưa từng thấy ». Nhật báo Công giáo La Croix trong bài xã luận viết: « Rất chậm trong các thăm dò dư luận so với François Hollande (ứng cử viên đảng Xã hội), tổng thống mãn nhiệm tìm cách tạo cho mình một tầm vóc đặc biệt, đó là tầm vóc của một nguyên thủ không ngại chịu trách nhiệm về những quyết định không đồng thuận mà ông cho là vì lợi ích của đất nước » L’Humanité chạy tựa « Những người cộng sản Cuba đến thời điểm chỉnh lý ». Điều quan trọng nữa là phải tiến hành « cập nhật hóa » để cứu vớt mô hình chủ nghĩa xã hội Cuba. Bản thân những người thuộc thế hệ này cũng thừa nhận đã chậm trệ trong việc chuẩn bị chuyển tiếp quyền lực cho thế hệ mới. Hội nghị lần này cũng xem xét việc đấu tranh chống tham nhũng đang làm hủy hoại bộ máy nhà nước cũng như xem xét về vấn đề truyền thông, trong đó có báo chí. Tờ báo kết luận, giờ đây để tiến triển, Cuba không có sự sự lựa chọn nào khác là hành động. Hai nhà báo và hai cựu thành viên ban biên tập của tờ báo đã bị thẩm vấn hôm thứ Bảy. Một cảnh sát tại Luân Đôn liên quan đến vụ việc cũng bị bắt giữ. Cuộc điều tra liên quan đến nghi vấn nhà báo mua tin của cảnh sát. Vụ bê bối ở The Sun rồi sẽ còn sẽ còn lan rộng sang nhiều tờ báo lá cải khác ở Anh.
|