Home Tin Tức Thời Sự VN tăng hợp tác hạt nhân với Mỹ

VN tăng hợp tác hạt nhân với Mỹ PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Sáu, 20 Tháng 1 Năm 2012 21:59

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử năm 2010

VN mới có cuộc gặp với Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ tại Hà Nội.

 Việt Nam nhiều khả năng sẽ ký một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Hoa Kỳ trong năm nay, mở đường cho General Electric (GE) và Westinghouse để xuất khẩu công nghệ hạt nhân cho Hà Nội, một quan chức cao cấp của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết.

"Hai nước đang đẩy mạnh đàm phán để thỏa thuận có thể được ký kết, quan chức muốn ẩn danh này cho biết.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết cái gọi là Hiệp định 123 (hợp tác hạt nhân) với Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ và Argentina.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử năm 2010 và mới đây hai bên đã có cuộc đàm phán ký Hiệp định 123.

Hoa Kỳ hiện ký  Hiệp định 123 với khoảng 25 nước.

Việt Nam đã quyết định sử dụng công nghệ của Nga cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và công nghệ Bấm Nhật Bản cho nhà máy thứ hai.

Các nhà máy có công suất 2.000 MW này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 và 2021.

 

Dự án nhà máy điện hạt nhân theo dự kiến sẽ được triển khai ở tỉnh Ninh Thuận.

"Nam Hàn muốn xây nhà máy điện hạt nhân thứ ba cho Việt Nam", quan chức này nói. "Nam Hàn đã cam kết sẽ thu xếp tài chính và cung cấp công nghệ và thiết bị cho dự án."

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến vào tuần này nói Việt Nam nhắm tới mục tiêu có tổng công suất điện hạt nhân là 10 700, MW vào năm 2030, chiếm 10,1% tổng công suất phát điện của Việt Nam.

Hôm 16/01/2012, ông Tiến, kiêm Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiếp ông Ostendorff, Ủy viên Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ.

Website của Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay ông Ostendorff đã nói về những khó khăn và thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong chương trình phát triển điện hạt nhân của mình như hoàn thiện khung pháp lý và đào tạo chuyên gia giỏi để đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân.

Ông Ostendorff cũng đã nhấn mạnh đến vai trò độc lập của cơ quan pháp quy hạt nhân và sau sự cố Fukushima vai trò này càng trở nên quan trọng.

Vào ngày 17/01/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan năng lượng nguyên tử Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, và Hiệp hội hạt nhân thế giới tổ chức Hội nghị quốc tế về năng lượng hạt nhân năm 2012.

Hội nghị này thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân trên thế giới, giúp đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.