Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-01-2012 |
Tác Giả: Anh Vũ |
Thứ Tư, 18 Tháng 1 Năm 2012 12:29 |
Tương lai nào cho quan hệ Đài Loan - Trung Quốc ? Ông Mã Anh Cửu đắc cử một nhiệm kỳ hai 14/1/2012 (Reuters)
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tái đắc cử hôm 14/1/2012. Ông vẫn được cho là có xu hướng mềm mỏng xích gần Trung Quốc lục địa. Bắc Kinh đã ngỏ ý mong muốn có các cuộc đàm phán chính trị với đảo quốc này. Câu hỏi được đặt ra lúc này là quan hệ hai bên sẽ tiến triển tới đâu trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mã Anh Cửu ? Theo báo Le Monde, một sự hội nhập kinh tế rộng lớn của Đài Loan vào Trung Quốc cùng những tiến bộ đang chờ đợi trong nhiệm kỳ tới đây của tổng thống Mã Anh Cửu. Trong những lĩnh vực khác liệu có mở ra một giải pháp mới cho tương lai của hai nước Trung Quốc ? Một nền dân chủ được củng cố ở Đài Loan và thái độ khăng khăng của Trung Quốc cho thấy con đường đến với nhau còn dài và đầy cạm bẫy. Nhà nghiên cứu Frank Muyard, thuộc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại của Pháp tại Đài Bắc, được Le Monde trích dẫn, cho rằng thực ra, ban đầu mô hình sát nhập nói trên được chuẩn bị áp dụng cho Đài Loan. Lập trường của Quốc dân đảng vẫn luôn là làm sao ép được Trung Quốc công nhận thực tế tồn tại của Cộng hòa Trung Hoa rồi sau đó thương lượng với nhau từ trên cơ sở này ». Tổng thống Mã Anh Cửu vẫn thiên về mục tiêu, trong vòng 10 năm nữa sẽ ký với Trung Hoa lục địa một Hiệp ước hòa bình với điều kiện được người dân Đài Loan ủng hộ thông qua trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của Quốc hội. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Mã Anh Cửu vẫn dựa trên quan điểm « mỗi bên đều công nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc, nhưng các diễn giải có khác nhau ». Theo các nhà quan sát tình hình Đài Loan, thì Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép lên chính phủ Đài Bắc, dùng vũ khí kinh tế để đổi lấy nhượng bộ chính trị. Nhưng họ cũng mong muốn giữ được đặc thù chính trị. Đây cũng là điều Hoa Kỳ cam kết muốn giữ. Đa số người dân Đài Loan nhận thấy rằng vấn đề thóng nhất hai nước không cần phải đặt ra chừng nào hệ thống chính trị ở Bắc Kinh chưa thay đổi. Họ ủng hộ việc duy trì nguyên hiện trạng. Người dân Đài Loan vẫn tin tưởng họ đang thực thi một nền dân chủ mang « đặc thù Trung Hoa ». La Croix dẫn số liệu mới nhất của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết lần đầu tiên trong lịch sử dân số đô thị của Trung Quốc đã đạt 690, 79 triệu người trong khi chỉ còn 656, 56 triệu người sống ở nông thôn. Để thấy tốc độ tăng của quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc thì cần phải biết là ở nước này năm 1990 chỉ có 26% dân đô thị, đến năm 2000 có số này lên mức 36% . Để so sánh, châu Âu hiện tại có chưa đầy 40 thành phố trên 1 triệu dân. Theo các chuyên gia thì đà đô thị hóa nhanh chóng này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề căng thẳng cho các đô thị ở Trung Quốc, đặc biệt là tình trạng phân hóa giầu nghèo ngay trong các đô thị. Nhưng trong cộng đồng người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên hay Ấn Độ tỷ lệ trai gái trong lần sinh con thứ 3 vọt lên từ 139 đến 190 con trai trên 100 con gái. Việc lựa chọn giới tính cho con là vấn đề nghiệm trọng liên quan đến mất cân bằng về dân số. Vì thế mà giới chuyên môn ở Canada đã lên tiếng cảnh báo, đề nghị nên cấm việc chuẩn đoán giới tính của con trước khi thai được 30 tuần tuổi. Đây là mối quan tâm thiết thực nhất của người dân Pháp hiện nay, nhưng dường như vấn đề lại đang được các nhà chính trị lợi dụng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình và tầm quan trọng của cuộc gặp hôm nay. Tuy nhiên hầu hết các báo đều tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của cuộc họp này và coi đây là cơ hội đưa nước Pháp thoát khỏi khủng hoảng. Cuộc họp hôm nay là cánh cửa chính bước vào chiến dịch tranh cử. Theo tờ báo các công đoàn muốn được lắng nghe nguyện vọng của họ chứ chắc chắn họ không đến để thỏa hiệp với tổng thống. Trong khi đó Le Figaro thì cao giọng chỉ trích cánh tả và công đoàn là những lực lượng bảo thủ chỉ nhằm cản trở cá cố gắng của chính phủ nhằm xoay chuyển tình hình. Le Figaro hôm nay dành một trang lớn cho bài viết nói về thành công của mô hình đào tạo cao học Pháp ở Trung Quốc. Tác giả bài báo cho biết hôm 7 tháng Giêng vừa qua trường Tổng hợp Bắc Kinh vừa mới cấp bằng tốt nghiệp khóa đầu tiên cho 75 học sinh Trung Quốc. Đây là khóa đào tạo theo mô hình của Pháp dành cho các trường lớn sau Trung học : một năm học tiếng Pháp tăng cường, hai năm học dự bị và ba năm theo hệ đào tạo kỹ sư chuyên ngành. Mô hình đào tạo trường lớn của Pháp đang cuốn hút ngày càng đông người học ở Trung Quốc. Mặc dù giáo dục đào tạo của Đức hay các nước hệ nói tiếng Anh đã cắm chân vào Trung Quốc từ năm 2000, nhưng mô hình của Pháp vẫn chiếm vị trí ưu tiên ở đây. Bên cạnh trường Tổng hợp Bắc Kinh như nói ở trên, các khóa đào tạo đại học khác của Pháp cũng liên tục phát triển. Các trường Pháp đã ký với các đối tác Trung Quốc trên 500 thỏa thuận đào tạo. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Các công ty Pháp có mặt tại Trung Quốc cũng rất cần có những lãnh đạo là người bản xứ. Chính họ sẽ lại là những người tạo thuận lợi cho việc trao đổi quan hệ làm ăn giữa công ty tại địa phương. Trên đà thành công ở Trung Quốc, các trường lớn của Pháp đang chuẩn bị cho việc xuất khẩu tri thức ra nước ngoài. Trong năm 2013 sẽ lad dự án ở Maroc. Ngòai ra một số dự án ở Brazil, Nga và Hàn Quốc cũng đang được triển khai đàm phán.
|