TQ 'sẽ đưa giàn khoan lớn' ra Biển Đông |
Tác Giả: BBC |
Thứ Hai, 09 Tháng 1 Năm 2012 13:16 |
Giàn khoan khổng lồ này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét
Công suất của giàn khoan Coean Oil 981 được mô tả là rất lớn. Một quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa một tàu thăm dò nước sâu lớn, có tên là Ocean Oil 708, và một giàn khoan dầu khổng lồ, gọi là Ocean Oil 981 để thăm dò dầu khí ở biển Nam Hải tức Biển Đông. Tuy nhiên, quan chức này không nói là việc triển khai sẽ diễn ra tại vùng nào của biển báo Asianews đưa tin. Tàu thăm dò Ocean Oil 708 có khả năng làm việc ở độ sâu 3.000 mét và độ khoan sâu 600 mét dưới đáy biển, là một trong những công cụ thăm dò nước sâu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sử dụng để tăng cường năng lực khai thác dầu ở những vùng nước sâu. Được biết giàn khoan Ocean Oil 981 cũng đang chuẩn bị khoan một giếng dầu ở vùng nước sâu ở Biển Đông trong năm 2012. Giàn khoan khổng lồ này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét và khoan ở độ sâu 10.000 mét dưới biển. Công suất lớn Công suất của giàn khoan này được mô tả là lớn hơn công suất của các dàn khoan dầu hiện tại tới 18 lần. "Chúng tôi luôn đi đầu khi cạnh tranh nguồn tài nguyên. Các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được và cũng không vô hạn tại khu vực biển có tranh chấp," một quan chức đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Kinh tế của một trường Đại học ở Trung Quốc nói với báo Hoàn Cầu. “Các giàn khoan nước sâu sẽ được các tàu lớn di chuyển tới và sẽ giúp Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể tại vùng Biển Đông hiện chưa được thăm dò”, quan chức này nói thêm, theo Asianews. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái. Với sản lượng khai thác từ các giếng dầu trên bờ đang dậm chân tại chỗ và tiềm năng có hạn tại các vùng biển cạn sau 30 năm khai thác, Trung Quốc, hiện đang là nước tiêu thụ năng lượng đứng đầu thế giới, cần phải tính đến các nguồn cung cấp khác, trong đó các mỏ dầu nước sâu. Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận các nguyên tắc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm ngoái. Có những ý kiến khác nhau quanh thỏa thuận này, nhưng quan điểm của phía Việt Nam là thỏa thuận đã giúp làm giảm thiểu căng thẳng giữa hai nước trên Biển Đông. Tuy nhiên, giới nghiên cứu trong nước nhận định giải quyết tranh chấp vẫn vô cùng phức tạp, vì Trung Quốc vẫn có cách hiểu khác với các nước quanh những điểm gây tranh cãi như yêu sách đường lưỡi bò hay đề nghị hợp tác chung. Vào tháng 12 năm 2011, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hà Nội trong chuyến đi mà giới quan sát cho là phép thử cho tài xử lý một trong các quan hệ phức tạp nhất trong tương quan với Trung Quốc ở khu vực. Giới quan sát nhận định rằng chuyến thăm không đem lại đột phá trong tranh chấp Biển Đông mà chủ yếu nhằm tạo tiền đề cho những đối phó tương lai của người sẽ nắm vị trí lãnh đạo Trung Quốc trong năm nay |