Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 7-01-2012 |
Tác Giả: Lê Phước |
Thứ Bảy, 07 Tháng 1 Năm 2012 21:45 |
Có phải nước Nga đã biết đến một « mùa Xuân Ả Rập »?
Tháng 12 vừa qua, người dân Nga rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối ông Putin. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền, có nhiều người dân lên tiếng phản đối ông một cách công khai và quy mô đến thế. Le Figaro đăng bài phân tích của sử gia Hélène Carrrère d’Encausse, thuộc Viện Hàn lâm Pháp, đề tựa : "Có phải đó là một mùa xuân theo kiểu Nga". Tác giả nhắc lại, trước cuộc bầu cử Hạ viện Nga diễn ra ngày 4/12, ông Putin đã từng hứa sẽ cho tiến hành hiệp thương để công bố tên ứng cử viên tổng thống chính thức của đảng ông sau cuộc bầu cử hạ viện. Thế mà, đột nhiên ông đã tuyên bố là ứng viên trước cuộc bầu cử nói trên nhiều tuần. Ông và tổng thống Medvedev còn chính thức tuyên bố sẽ đổi vị trí cho nhau sau khi ông Putin thắng cử năm 2012. Theo tác giả, hai vụ biểu tình hồi tháng 12 của người Nga có ba đặc điểm đáng ghi nhận, đó là cách tổ chức hoàn hảo, thái độ ôn hòa của người biểu tình, và nhất là thành phần xã hội tham gia biểu tình. Nói về những người thuộc thế hệ trước, tức thế hệ cha mẹ ông bà của những người biểu tình, họ không xuống đường, nhưng vẫn tuyên bố đồng lòng với người biểu tình. Như vậy, tuổi trẻ xuống đường để yêu cầu sự cải tổ, trong khi thế hệ trước vẫn ủng hộ ý nguyện cải tổ đó, nhưng đồng thời cũng giữ thái độ e dè do muốn duy trì sự ổn định đất nước và những thành quả xây dựng của mười năm qua. Theo tác giả, họ muốn cải tổ hệ thống hiện tại, muốn xã hội dân sự được tôn trọng và được tham gia thật sự vào đời sống chính trị của đất nước. Họ không thiên về một đảng phái nào, bằng chứng là trong những cuộc biểu tình, một vài gương mặt thuộc hàng cộm cán của phe đối lập đã đăng đàng diễn thuyết, nhưng đám đông biểu tình chẳng mấy quan tâm. Đối với thủ tướng Putin, tác giả cho rằng, ông này đã có phản ứng đáng ngạc nhiên là vẫn sử dụng phương tiện truyền thông truyền thống, đó là xuất hiện trên truyền hình để diễn thuyết theo lối quen thuộc của ông. Tổng thống Medvedev, khi thông báo muốn cải tổ, cũng thông qua các kiểu truyền thông truyền thống. Điều đó cho thấy sự không hiểu nhau giữa tầng lớp lãnh đạo và thành phần năng động nhất của xã hội, một thành phần đã tiếp thu công nghệ mới là thảo luận và tìm kiếm thông tin qua Internet. Bài học thứ nhất cho thấy, người Nga không phải tuýp người thụ động trước chế độ, nhất là thế hệ trẻ, họ được học hành và có điều kiện vật chất, họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Bài học thứ nhì, theo tác giả, làn sóng biểu tình vừa qua không phải là biểu hiện của sự thất vọng của những thành phần xã hội không thể kiểm soát, mà nó cho thấy ý nguyện đổi mới mà không làm phương hại đến những thành quả đạt được bấy lâu nay. Bởi thế, làn sóng này không chấp nhận những hành động theo kiểu tự phát và tránh mọi hành động cực đoan. Nhưng dù ông có được tái đắc cử, thì việc ngự trị điện Kremlin lần này của ông sẽ hoàn toàn khác so với hai lần trước. Đó sẽ là một cuộc bầu cử có tranh cãi, chứ không còn là « một sự tôn thờ thần tượng » theo kiểu trước kia. Đặc biệt, theo tác giả, không ai dám chắc rằng ông sẽ tiếp tục được hai nhiệm kì tổng thống nữa, và những tiếng kêu phản đối Putin vừa qua đã phát họa trước viễn cảnh đó. Libération có bài phóng sự với hàng tựa : « Bị xem là gián điệp của nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ đang trong tầm ngắm của quân đội Ai Cập». Nhiều tổ chức phi chính phủ đã lên tiếng phản đối, nhất là các tổ chức của Hoa Kỳ. Họ cho rằng đó là « một sự vi phạm không thể tha thứ được ». Một thành viên của tổ chức Human Rights Watch còn cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã can thiệp với tướng Tantaoui và hăm dọa sẽ đình chỉ nguồn tài trợ (khoảng 750 triệu euro một năm) dành cho Ai Cập. Quân đội (Ai Cập) đang tìm cách bịt miệng các tổ chức phi chính phủ bởi họ cho rằng những tổ chức này là gián điệp của nước ngoài và có hoạt động tài trợ tiền bất hợp pháp. Thế nhưng, họ lại cố tình quên việc Qatar, Koweit hay Ả Rập Xê Út đã tài trợ tiền cho các đảng phái tôn giáo ». Tờ báo ghi nhận, chưa bao giờ nhân vật số một quân nổi dậy này lại có thái độ báo động đến thế. Ai là thủ phạm ? Le Figaro có bài thông tin chạy tựa : «Những nghi vấn về tác giả của vụ tấn công tự sát ». Tờ báo cho biết, đài truyền hình quốc gia Syria đã chính thức cho phát hình ảnh hiện trường và cho đó là hành động của « bọn khủng bố ». Đài này cũng phát hình ảnh một số người Syria bức xúc lên án kẻ khủng bố. Khi đó, một trang web lấy danh nghĩa là của tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo đã lên tiếng thừa nhận trách nhiệm. Thế nhưng, ngay sau đó, phe đối lập Syria đã truy tận nguồn và biết rằng đó là một trang web giả danh. Còn vụ tấn công hôm qua lại chỉ cách hai ngày trước khi các nhà quan sát này có báo cáo sơ bộ tình hình tại Syria. Địa điểm tấn công hôm qua thuộc khu vực được xem là trung tâm của các cuộc biểu tình chống chế độ. Tất cả dẫn đến nghi ngờ cho rằng chính phủ Damas đã đứng sau vụ tấn công này. Tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo cũng đã lên tiếng chỉ trích chế độ Damas và kêu gọi quốc tế cho tiến hành điều tra vụ việc.
|