Dân chủ và thị trường trước thử thách của năm 2012
Phụ nữ Ai Cập biểu tình phản kháng tại Cairo ngày 27/12/2011. REUTERS/Amr Abdallah Dalsh
Sau một năm 2011 nóng bỏng, các trang sử đang còn được viết dở dang như các cuộc cách mạng Ả Rập, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu, cho thấy năm 2012 cũng sẽ một năm bão táp.
Dân chủ và thị trường lại sẽ song hành khắp chốn, nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trước thềm năm mới, bài xã luận của Le Monde nhận định về « Dân chủ và thị trường trước thử thách của năm 2012 ».
Tờ báo nhắc lại lý thuyết của hai nhà tư tưởng Mỹ vào cuối thế kỷ trước, cho rằng với việc toàn cầu hóa, dân chủ và thị trường sẽ song hành với nhau khắp nơi trên thế giới. Nhưng sau một năm 2011 nóng bỏng, các trang sử đang còn được viết dở dang như các cuộc cách mạng Ả Rập, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu, cho thấy năm 2012 cũng sẽ một năm bão táp. Dân chủ và thị trường lại sẽ song hành khắp chốn, nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức. Tờ báo nhận định, phong trào dân chủ đã gây được một dấu ấn lớn không thể chối cãi trên thế giới trong năm qua, và chúng ta chỉ có thể vui mừng về điều đó.
Cuộc nổi dậy của nhân dân Ả Rập đã làm sụp đổ một loạt các nhà độc tài, đã được các quốc gia dân chủ Tây phương làm ngơ cho quá lâu – từ Tunisia, Ai Cập cho đến Libya và những nơi khác.
Làn gió dân chủ còn thổi đến tận Nga, Trung Quốc, thậm chí Syria. Nhưng tại những quốc gia sau này, ngọn gió mới vẫn chưa thể lay chuyển được các chế độ chuyên quyền. Tuy vậy dù sao thì Mùa xuân Ả Rập cũng đã mở ra được một con đường cho dân chủ tại các vùng đất mới. Theo Le Monde, lịch sử chưa bao giờ đoán trước được, và cũng không phải là con đường chỉ có một chiều.
Trong thời kỳ quá độ nhạy cảm này, quân đội, các thế lực cực đoan, sức mạnh của đồng tiền và một số nhân tố khác luôn nhanh chân hơn là…dân chúng.
Đối với Ben Ali, Mubarak, Kadhafi và một vài nhà độc tài khác, năm 2011 cũng là hồi cuối của họ. Nhưng đối với người dân các nước này và một số nước láng giềng, trang sử vẫn chưa kết thúc. Việc xây dựng nên một nền dân chủ không phải một sớm một chiều, mà là cả một tiến trình dài dằng dặc.
Vấn đề là ở chỗ, Hồi giáo và dân chủ có thể « sống chung hòa bình » hay không, và điều kiện của cuộc « hôn phối » này ra sao. Các quốc gia dân chủ lâu đời khó thể hỗ trợ cho các nền dân chủ mới mẻ : năm 2011 đã cho thấy ngay chính hệ thống dân chủ phương Tây cũng đang gặp khủng hoảng sâu sắc.
Tại Hoa Kỳ cũng như tại hầu hết các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo dài đến năm thứ tư, là hậu quả của bất cập về chính trị. Người dân không còn tin tưởng ở những người đại diện cho mình, có thể thấy ở một bên là phong trào « Những người phẫn nộ », bên kia là chủ nghĩa dân túy.
Cuộc khủng hoảng lòng tin nơi hệ thống nhìn rõ nhất ở ngay châu Âu, chiếc nôi của dân chủ. Năm 2012 là năm có nhiều cuộc bầu cử quan trọng tại các nước, đặc biệt là tại Pháp và Mỹ. Nhưng một kỳ bầu cử dù là phổ thông đầu phiếu cũng không làm nên được dân chủ. Cần phải theo dõi tiếp con đường hiểm trở và đôi khi nguy hiểm của các nền dân chủ mới, trong khi đó cũng cần phải tìm lại được sức sống cho các quốc gia dân chủ lâu đời. Lối ra nào cho khủng hoảng ?
Cuộc khủng hoảng tài chính, câu chuyện dài nhiều tập của năm 2011 càng gây thêm khó khăn, nó dẫn đến một nền độc tài mới : xu hướng tất cả cho thị trường. Cuộc khủng hoảng này là hậu quả của ba mươi năm để mặc cho khu vực kinh tế và tài chính tung hoành.
Xì-căng-đan tín dụng địa ốc xấu của năm 2008 là một minh chứng : ngân hàng mặc tình cho vay mua nhà trong khi biết trước là các gia đình này không có khả năng thanh toán.
Theo Le Monde, nguy cơ ở đây là xu hướng phản ứng lại một cách cực đoan, bằng các biện pháp bảo hộ mậu dịch. Tờ báo cho rằng, sau một năm 2011 đầy biến động, năm 2012 cũng hứa hẹn nhiều rủi ro. Việc xây dựng nên các nền dân chủ mới chắc chắn sẽ không như người ta vẫn nghĩ. Những khó khăn kinh tế của các nước phát triển không phải ngày một ngày hai mà giải quyết được.
Lối ra cho cuộc khủng hoảng nợ nằm ở cuối một con đường hầm rất dài, rất gian nan trắc trở, đòi hỏi một nỗ lực tập thể, một tinh thần tương trợ cao độ để vượt qua được. Nhưng không phải là cứ để mặc cho châu Âu tan rã, và đồng euro biến mất, là có thể thoát nhanh ra khỏi đường hầm. Le Monde kết luận, đây cũng sẽ là một trong những chủ đề cốt lõi trong cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp mùa xuân tới. Người ta chờ đợi những giải pháp khả tín của các ứng cử viên khác nhau, để có thể nói lên lời chúc mừng năm mới. Các nhà ly khai Miến Điện lạc quan trước đổi mới nhưng vẫn thận trọng Nhìn sang châu Á, Le Monde quan tâm đến « Sự lạc quan thận trọng của các nhà ly khai Miến Điện ». Những người cựu tù chính trị vui mừng trước những cởi mở bất ngờ của chính quyền, nhưng không ít người vẫn nghi ngờ về khả năng có được một nền dân chủ thực sự tại đất nước này. Liệu có thể tin vào lời hứa hẹn của chính quyền được mệnh danh là « dân sự », về một « nền dân chủ có kỷ luật » hay không ? Những dấu hiệu cởi mở chưa từng thấy đã gây ra những cảm nghĩ tương phản, đối với những người đối lập đã từng nếm mùi lao tù của chế độ tập đoàn quân sự cũ. Có thể kể ra một loạt những đổi mới đã làm ngạc nhiên tất cả các nhà quan sát. Từ việc đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi, hứa sẽ cho thành lập các công đoàn độc lập, một ủy ban nhân quyền, cho đến việc ngưng dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ, nới lỏng kiểm duyệt báo chí, thương thảo với các nhóm thiểu số vũ trang… Một nhà đối lập đã từng ở tù 9 năm nhận xét, nhà cựu độc tài Than Shwe trước khi về hưu đã sắp đặt trước để chính quyền mới bị chia rẽ, không nhân vật nào có thể nắm quyền độc tôn và đe dọa được sự « hạ cánh an toàn » của ông ta. Cũng nhờ đó mà các lãnh đạo mới đua nhau chứng tỏ khuynh hướng cải cách để thu phục lòng dân, đây cũng là cơ may cho những người dân chủ. Một người đấu tranh cho nhân quyền khác đã từng bị giam suốt 11 năm, cho rằng tiến trình mở cửa này là không thể đảo ngược. Nhưng có những ý kiến khác kém lạc quan hơn, nghi ngờ về thiện chí hướng đến một nền dân chủ thực sự của chính quyền. Có người cho là tân chính phủ làm như thế chỉ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà thôi. Câu hỏi lớn nhất hiện nay là, mô hình nào cho nền dân chủ Miến Điện, khi quân đội không dễ gì từ bỏ quyền lực trong một sớm một chiều ? Bình Nhưỡng : « Có đi không về »
Còn tại bán đảo Triều Tiên, nhật báo Libération có bài viết mang tựa đề « Tấm vé một chiều đến Bình Nhưỡng », nói về trường hợp một người Hàn Quốc bị sập bẫy khi nghe những lời chiêu mộ của Bắc Triều Tiên, đã đưa cả gia đình sang đây. Một năm sau ông trốn thoát được, nhưng vợ con ông vẫn đang bị cầm tù trong một trại tập trung. Đặc phái viên của tờ báo tại Seoul cho rằng đây là trường hợp điển hình cho số trí thức cánh tả Hàn Quốc, bị dẫn dụ trong thập niên 70 – 80. vào thời đó, ông Oh Kil Nam là giảng viên đại học về văn chương Đức và kinh tế, có quan điểm đối lập với chế độ Park Chung Hee và Chun Doo Hwan. Bình Nhưỡng cho người chiêu dụ ông, hứa sẽ giao một chức vụ trong chính quyền, và chữa trị bệnh viêm gan cho vợ ông miễn phí. Năm 1985, vừa đặt chân đến Bắc Triều Tiên, ông cùng với vợ và hai con gái lập tức bị giam suốt ba tháng trong một doanh trại quân sự trên núi. Sau đó họ phải tham gia ê-kíp một đài truyền thanh, chuyên phát những chương trình tuyên truyền sang phương Nam.
Một năm sau, ông Oh Kil Nam đào thoát được nhân một chuyến đi công tác. Còn vợ con ông, thì theo Amnesty International cho biết, bị giam trong một trại tập trung các tù chính trị, cho đến nay không biết còn sống hay đã chết. Bắc Kinh và tham vọng không gian Cũng về châu Á, nhật báo Le Figaro chú ý đến tham vọng trong lãnh vực không gian của Bắc Kinh, trong bài « Mục tiêu lên cung trăng của người Trung Quốc ».
Không chỉ có tham vọng đưa người lên Mặt Trăng vào khoảng năm 2020, kế hoạch của Trung Quốc còn dự định xây dựng các trạm không gian, và một hệ thống định vị vệ tinh độc lập. Tờ báo nhận xét, ngoài khía cạnh khoa học, một thành công trong lãnh vực này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc suy tôn hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới. Nhất là trong bối cảnh Liên Xô đã từng thất bại trong thập niên 60, còn người Mỹ thì không muốn quay lại thăm Chị Hằng vì lý do tài chính, và hơn nữa, nay Hoa Kỳ lại lệ thuộc vào các hỏa tiễn Soyouz của Nga để đưa người vào quỹ đạo. Vấn đề là ở chỗ, liệu Bắc Kinh có biến tham vọng này thành hiện thực được hay không. Bữa tiệc réveillon và hiện tượng khí hậu bị hâm nóng
Trở lại với bàn tiệc tất niên, Le Monde cho biết, buổi tiệc réveillon phải trả giá cho hiện tượng hâm nóng khí hậu đồng thời cũng làm gia tăng hiện tượng này. Nấm củ (truffe), cá, nghêu sò, hải sản các loại… ngày càng hiếm, và giá cả thì ngày càng tăng lên. Đợt nóng thế kỷ năm 2003 đã hủy hoại hết ba phần tư sản lượng của loại nấm quý này trong thiên nhiên, tại Pháp. Giá bán lẻ một ký nấm củ, rất được chuộng trong bữa tiệc tất niên, nay lên đến 1.000 euro. Hải sản cũng thế, môi trường cư ngụ và nơi đẻ trứng bị xuống cấp khiến lượng cá hồi sụt giảm, và tảo độc làm ảnh hưởng đến sò điệp. Bên cạnh đó, chính việc tiêu thụ các sản vật này cũng làm gia tăng hiện tượng khí hậu trái đất bị hâm nóng. Theo tính toán của một nhà khoa học, thì một bữa tiệc cuối năm dành cho 8 người, với các đặc sản truyền thống, được cung ứng từ khắp nơi trên thế giới, sẽ phải mất một quãng đường du hành dài đến 209.000 km, sản sinh ra trên 41 kg CO2 ! Tương lai đồng euro vẫn là câu hỏi của năm 2012 Đa số nhật báo Pháp trong ngày cuối năm dương lịch đều tổng kết lại thời sự năm cũ, và nhìn về tương lai sắp tới. Đồng euro vẫn là đề tài được nhiều tờ báo quan tâm nhất. Nhật báo cánh tả Libération chạy tựa: « Mười năm nhìn lại, đồng euro đáng giá những gì ? ». Được lưu hành kể từ ngày 01/01/2002, đồng tiền chung châu Âu nay đang phải giơ đầu chịu báng trước cuộc khủng hoảng tài chính, khi khu vực đồng euro đang gặp sóng gió.
Tờ báo phỏng vấn những người đã từng tham gia các cuộc thương thảo để khai sinh ra đồng euro. Le Monde nhận định: « Mười năm sau khi được khai sinh, đồng euro đang cố sống sót ». Đồng tiền chung của châu Âu nay bị xem như đồng nghĩa với nạn vật giá gia tăng. Cuộc khủng hoảng nợ đã thúc đẩy các nước khu vực đồng euro phải xây dựng một chính phủ kinh tế, trong lúc đồng euro đang ở mức thấp nhất, và tăng trưởng thì ì ạch. Trên lãnh vực chính trị, nhật báo cánh hữu Le Figaro chú ý đến « Lời chúc năm mới của Tổng thống Sarkozy : Hành động đầu tiên trong năm 2012 ».
Tờ báo nhận xét, bài nói chuyện tối nay sẽ là khởi điểm cho một loại dài tiếp theo, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống. Ông Sarkozy chỉ còn có 113 ngày, để tìm cách thuyết phục người dân Pháp trong khi tình hình nước Pháp đang u ám với nạn thất nghiệp gia tăng, và có nguy cơ bị mất chỉ số tín nhiệm AAA quý giá. Riêng nhật báo công giáo La Croix quay về với sự bình an trong tâm hồn, với tựa đề : « Im lặng ở ngưỡng cửa năm 2012 ».
Sau những sự kiện thời sự sôi động của năm 2011, tờ báo dành 8 trang cho một chút tĩnh lặng nội tâm. Từ bài viết về bộ phim câm « Người nghệ sĩ » gây tiếng vang rất lớn trong năm qua, đến phóng sự về các tu viện, nơi đón những người khách tìm đến không chỉ để ngoạn cảnh mà còn để tĩnh tâm.
Những bài khác viết về những người tập Thái Cực Quyền trên bãi biển, hoặc chơi môn chèo thuyền kayak, để có được những phút giây thư thái. Và trong các đô thị ồn ào ngày nay, muốn có sự yên tĩnh thì phải trả giá. Các thiết bị gia đình ít gây tiếng ồn thì đắt hơn, nhà cửa ở những khu vực yên tĩnh cũng đắt, và như thế, im lặng quả là vàng. Đa số nhật báo Pháp trong ngày cuối năm dương lịch đều tổng kết lại thời sự năm cũ, và nhìn về tương lai sắp tới. Đồng euro vẫn là đề tài được nhiều tờ báo quan tâm nhất. Nhật báo cánh tả Libération chạy tựa: « Mười năm nhìn lại, đồng euro đáng giá những gì ? ».
Được lưu hành kể từ ngày 01/01/2002, đồng tiền chung châu Âu nay đang phải giơ đầu chịu báng trước cuộc khủng hoảng tài chính, khi khu vực đồng euro đang gặp sóng gió. Tờ báo phỏng vấn những người đã từng tham gia các cuộc thương thảo để khai sinh ra đồng euro. Le Monde nhận định: « Mười năm sau khi được khai sinh, đồng euro đang cố sống sót ». Đồng tiền chung của châu Âu nay bị xem như đồng nghĩa với nạn vật giá gia tăng. Cuộc khủng hoảng nợ đã thúc đẩy các nước khu vực đồng euro phải xây dựng một chính phủ kinh tế, trong lúc đồng euro đang ở mức thấp nhất, và tăng trưởng thì ì ạch. Trên lãnh vực chính trị, nhật báo cánh hữu Le Figaro chú ý đến « Lời chúc năm mới của Tổng thống Sarkozy : Hành động đầu tiên trong năm 2012 ». Tờ báo nhận xét, bài nói chuyện tối nay sẽ là khởi điểm cho một loại dài tiếp theo, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống. Ông Sarkozy chỉ còn có 113 ngày, để tìm cách thuyết phục người dân Pháp trong khi tình hình nước Pháp đang u ám với nạn thất nghiệp gia tăng, và có nguy cơ bị mất chỉ số tín nhiệm AAA quý giá. Riêng nhật báo công giáo La Croix quay về với sự bình an trong tâm hồn, với tựa đề : « Im lặng ở ngưỡng cửa năm 2012 ». Sau những sự kiện thời sự sôi động của năm 2011, tờ báo dành 8 trang cho một chút tĩnh lặng nội tâm.
Từ bài viết về bộ phim câm « Người nghệ sĩ » gây tiếng vang rất lớn trong năm qua, đến phóng sự về các tu viện, nơi đón những người khách tìm đến không chỉ để ngoạn cảnh mà còn để tĩnh tâm. Những bài khác viết về những người tập Thái Cực Quyền trên bãi biển, hoặc chơi môn chèo thuyền kayak, để có được những phút giây thư thái. Và trong các đô thị ồn ào ngày nay, muốn có sự yên tĩnh thì phải trả giá. Các thiết bị gia đình ít gây tiếng ồn thì đắt hơn, nhà cửa ở những khu vực yên tĩnh cũng đắt, và như thế, im lặng quả là vàng.
|