Đoàn người biểu tình đòi trả tự do cho lãnh đạo đối lập Oudaltsov và tất cả các tù chính trị.
Phe đối lập tập hợp biểu tình đòi trả tự do cho lãnh đạo đối lập Oudaltsov và các tù chính trị (REUTERS)
Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, hôm nay 29/12/2011 phe đối lập Nga vẫn tập hợp biểu tình tại Matxcova để bày tỏ ủng hộ đối với nhà lãnh đạo phong trào cực tả Serguei Oudaltsov, đang bị bắt giam. Theo AFP, hơn 2000 người đã đáp lời kêu gọi trên mạng Facebook tập hợp biểu tình trên quảng trường Pouchkin.
Đoàn người biểu tình đòi trả tự do cho lãnh đạo đối lập Oudaltsov và tất cả các tù chính trị. Đây là cuộc biểu tình không được chính quyền thành phố cho phép, để tránh bị lực lượng an ninh can thiệp, cuộc tập hợp này được tổ chức dưới hình thức một « cuộc gặp nhau » không khẩu hiệu. Ông Serguei Oudaltsov bị bắt giữ trong cuộc biểu tình hôm 4 tháng 12 phản đối kết quả bầu cử. Ông bị phạt giam 15 ngày nhưng đến ngày 25 lại tiếp tục bị gia hạn thêm 10 ngày vì theo cảnh sát ông chưa hoàn thành án phạt giam hồi tháng 10. Hiện tại ông Oudaltssov đang phải nằm viện vì tuyệt thực để phản đối lệnh giam giữ ông. Về tình hình sau cuộc biểu tình rầm rộ của gần 100 nghìn người hôm 24/12/2011, cuộc đối đầu giữa phe đối lập và chính quyền vẫn còn tiếp tục căng thẳng. Thủ tướng Vladimir Putin vẫn khăng khăng giữ lập trường không lùi trước phong trào đối lập cho dù không ít đề nghị chính quyền đối thoại với chính quyền. Thông tín viên Anastasia Becchio tường trình :
Lần thứ hai trong vòng hai ngày ông Vladimir Putin gián tiếp đáp trả người biểu tình.Thông điệp vẫn một nội dung như nhau đó là : Không thể đối thoại với phe đối lập, vì không có người nói chuyện xứng đáng, đối lập không có chương trình chung. Sau khi gièm pha các phe đối lập, tố cáo họ là tay sai của các nước phương Tây, Thut tướng Nga một lần nữa nhấn mạnh sự không đồng bộ của phong trào phản kháng. Tuy nhiên phong trào này đang có xu hướng mở ra rất rộng, tập hợp từ phe cực hữu đến cực tả. Trước các nhà báo, ông Putin đặt vấn đề phe đối lập « có cưong lĩnh nào không ?» và tự ông trả lời là không. Tuy nhiên, Thủ tướng Nga cũng không hoàn toàn loại trừ việc đối thoại. Ông nói đây là việc « cần thiết, không có đối thoại, người ta không thể xây dựng một nhà nước bình thường(….) nhưng phải dùng hình thức đối thoại nào thì điều này tôi sẽ suy nghĩ ». Nhiều nhân vật nổi tiếng đã đề nghị được giữ vai trò trung gian, trong đó có cựu bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Koudrine, người cũng có mặt trong cuộc biểu tình hôm 24/12, ngoài ra còn có một đại diện phụ trách vấn đề nhân quyền của Kremlin. Phe đối lập tỏ ra dè chừng trước những sáng kiến như vậy. Một trong những người đi đầu trong phong trào phản kháng, ông Alexei Navalny nhận định rằng các yêu sách do người biểu tình đưa ra là đủ rõ ràng. Theo ông, không cần thiết phải có người trung gian mới hiểu được
|