2011, châu Âu điêu đứng vì khủng hoảng nợ công |
Tác Giả: Thanh Hà |
Thứ Ba, 27 Tháng 12 Năm 2011 21:52 |
'' Áp dụng các biện pháp khắc khổ không phải là chuyện dễ làm ..'' Trụ sở Ủy ban Châu Âu, Brussels, 19/12/2011 2011 là năm mà các cơ quan thẩm định tài chính là vua, toàn quyền hạ điểm tín nhiệm kể cả của những nền kinh tế vững chắc nhất trên thế giới. Lần đầu tiên châu Âu đồng loạt áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu với hy vọng giải quyết khủng hoảng nợ công và duy trì được tín nhiệm với các cơ quan thẩm định tài chính. Tiềm năng tăng trưởng yếu kém của khu vực đồng euro gây lo ngại. Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF bà Christine Lagarde cảnh báo : « Viễn cảnh kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa. Không một nền kinh tế nào trên thế giới, dù là những nước đang phát triển hay là các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến, có thể đứng ngoài vòng xoáy của khủng hoảng. Đây là một cuộc khủng hoảng đang lan rộng với những tác động ngày càng nghiêm trọng ». Do vậy, bà Lagarde kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới cùng hợp lực để xua tan đám mây đen đang bao phủ lên toàn cảnh kinh tế thế giới. IMF dự phóng tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu vào năm 2012 sẽ là 4 %, kém hơn so với năm nay. Nhưng dù sao, thành quả đó có được chủ yếu là nhờ sự năng động của các nền kinh tế châu Á và ở châu Mỹ La tinh. Một trong những điểm son của khu vực là các nước trong vùng này đang « chuyển hướng, lấy tăng trưởng nội địa làm đầu tàu và bắt đầu khai thác các ngành công nghệ xanh » cho chiến lược phát triển lâu dài. Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế bà Lagarde đặc biệt quan ngại về khủng hoảng tại châu Âu. Theo bà : tình trạng đình đốn kinh tế tại khu vực này và khủng hoảng tài chính mà châu Âu đang phải đối phó đã dẫn tới một sự mất niềm tin ở quy mô quốc tế và châu Âu, có nguy cơ đẩy cỗ xe kinh tế toàn cầu vào vòng luẩn quẩn của suy thoái. Các chính phủ của Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và ngay cả của Ý đã đổ, cũng chỉ vì vấn đề « cơm áo gạo tiền ». Ý là nền kinh tế thứ ba của khối euro. Chính phủ của nhà tài phiệt Silvio Berlusconi đã vượt qua được nhiều sóng gió, vì những tai tiếng liên quan đến cá nhân ông thủ tướng, nhưng cuối cùng đã phải « đầu hàng » khi nợ công của nước Ý lên tới 1 900 tỷ euro, tương đương với 120% tổng sản phẩm nội địa. Giáo sư người Mỹ, Paul Krugman, giải thưởng Nobel Kinh tế 2008, nêu lên một nghịch lý : Vienna tới nay vừa duy trì chính sách chi tiêu chừng mực, vừa kềm hãm được tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, vừa giữ được nợ công ở một mức trong giới hạn của các nước sử dụng đồng euro, và Áo cũng là một trong những nước hiếm trong khối không bị thâm hụt các cân thương mại. Dù vậy nước Áo vẫn phải đi vay với lãi suất cao. Khác biệt về lãi suất spread khi các chủ nợ cho Áo vay so với nước Đức ngày càng cao. Điều đó cho thấy, là những gì đang diễn ra tại châu Âu, phần nào vượt qua khỏi những « logic » kinh tế. Chính phủ đã liên tục cho ra đời hai kế hoạch thắt lưng buộc bụng trong chưa đầy sáu tháng để hy vọng giữ được điểm tín nhiệm ở mức cao nhất là AAA, nhưng các nỗ lực của Paris đến giờ vẫn chưa đủ sức thuyết phục ba cơ quan thẩm định tài chính đầy quyền lực là Fitch, Standard & Poor's và Moody’s. Chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp từ đầu năm tới nay giảm 20 %. Rơi mạnh nhất là cổ phiếu của các ngân hàng. Vào lúc Châu Âu điêu đứng vì nợ công, hàng chục thượng đỉnh dồn dập nối đuôi nhau ra đời nhưng 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu nói chung và 17 thành viên khối euro nói riêng vẫn không đưa ra được bất kỳ một biện pháp cụ thể nào để tháo gỡ bế tắc. Giải pháp duy nhất mà các bên đưa ra và đã được áp dụng – kể cả những nước ngoài khu vực đồng euro như Anh Quốc - là cắn răng thi hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu với mục đích giảm bội chi ngân sách, hạ tỷ lệ nợ công /GDP từ nay cho đến ít nhất là 2014 hòng giữ được điểm tín nhiệm ở mức cao nhất. Dù vậy, đối với Paris, ba chữ A luôn bị đe dọa và cho dù chính phủ của thủ tướng Fillon còn giữ được điểm son đó trên giấy tờ, nhưng theo đánh giá của các nhà tài chính, thì nước Pháp đã để vuột khỏi tầm tay ba chữ A quý giá đó. Tại Madrid hay Paris, tại Athènes, Roma hay Lisboa người dân đã nhiều lần xuống đường nhằm bày tỏ phẫn nộ trước các chính sách khắc khổ. Đôi khi thì phải sử dụng đến cả hai phương tiện này cùng một lúc : Một nhà nước phải áp dụng chính sách không được lòng dân này để giảm bội chi ngân sách và qua đó trấn an các chủ nợ (như là các tập đoàn đầu tư của Mỹ, của các nước Ả Rập hay Trung Quốc). Đây là liều thuốc đắng cần thiết để có thể tiếp tục đi vay với lãi suất khoảng 2 hay 3 % như hiện tại. Nếu không thì Pháp chẳng hạn sẽ phải đi vay với lãi suất cao hơn – có thể sẽ là 3,5 hay 4 % - Vấn đề đặt ra đối với một quốc gia là làm thế nào để mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước không đè nặng lên mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đối với châu Âu, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm : có những nước cần nhanh chóng cắt giảm chi tiêu và giải quyết nợ công để lẩy lại uy tín đối với các chủ nợ, như là trường hợp của các quốc gia vùng Địa Trung Hải. Bên cạnh đó thì có những nước chỉ cần giảm thâm hụt ngân sách nhà nước để phòng ngừa hậu họa. Đây là trường hợp của Pháp. Cuối cùng thì cũng đã có những quốc gia như là Đức, đã rất ‘triệt để’ trên vấn đề nợ công ». Điều đó có nghĩa là đến một lúc nào đó người ta cần xét lại các chi tiêu của nhà nước. Tôi không muốn nói là chúng ta nên dẹp bỏ hẳn các chi tiêu công cộng, nhưng bắt buộc là nhà nước và các chính quyền địa phương không thể tiếp tục cứ chi ra, trong lúc thuế thu vào thì giảm đi vì tình hình kinh tế sa sút. Tuy nhiên với khủng hoảng kinh tế 2008 nợ công thêm chồng chất và 3 năm sau đó thì các chính quyền đều phải nỗ lực giải quyết vấn đề nợ chồng chất và bội chi ngân sách. Khủng hoảng khiến các hoạt động kinh tế bị đình đốn. Nhà nước phải tiếp sức với khu vực kinh tế tư nhân. Khủng hoảng đẩy số người thất nghiệp lên cao. Trợ cấp xã hội cho người mất việc qua đó cũng tăng. Trong khi thuế thu vào thì ít đi, mà các khoản chi ra thì cứ tăng lên. Thâm hụt ngân sách nhà nước ‘phình lên’ : đó là điều dễ hiểu. Đối với những thành viên khối euro mà tình trạng tài chính đã căng thì rõ ràng khủng hoảng 2008/2009 vừa qua là giọt nước làm tràn ly. Khó khăn ở đây là châu Âu phải áp dụng chính sách cắt giảm chi tiêu vào thời điểm không thuận lợi, tức là vào lúc kinh tế chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng» Thật tình mà nói Bruxelles phải bằng mọi giá xét lại tỷ giá hối đoái của đồng euro vì nếu chúng ta áp dụng các biện pháp khẳc khổ trong bối cảnh 1 euro tương đương với 1,4 hay 1,5 đô la thì khối euro khó mà thoát ra khỏi bế tắc ». Tuy nhiên, nước Đức là một ngoại lệ : ngành xuất khẩu của Đức vẫn rất năng động và cán cân thương mại của chính quyền Berlin không bị thiếu hụt như trường hợp của phần còn lại trong khối euro. Đó là một trong những lý do vì sao đang diễn ra cuộc đọ sức giữa Đức với Pháp - hay nói đúng hơn là giữa Đức với một số các nước trong khu vực đồng euro. Có lẽ chính những quyền lợi cá nhân ấy dẫn tới tình trạng « tê liệt » trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính châu Âu đã kéo dài thực ra là từ hơn 1 năm nay.
|