Home Tin Tức Thời Sự Tòa án xét xử Khmer đỏ bác đề nghị trả tự do cho Ieng Thirith

Tòa án xét xử Khmer đỏ bác đề nghị trả tự do cho Ieng Thirith PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ   
Thứ Tư, 14 Tháng 12 Năm 2011 13:16

 Như vậy là bị cáo Ieng Thirit sẽ không được trả tự do vô điều kiện

Ieng Thirith, cựu bộ trưởng Bộ Xã hội dưới chế độ Pol Pot (REUTERS)

Tòa án quốc tế tại Phnom Penh xét xử tội ác Khmer đỏ, hôm qua 13/12 đã bác bỏ đề nghị trả tự do cho bà Ieng Thirith, cựu bộ trưởng Bộ Xã hội dưới chế độ Pol Pot vì lý do mất trí, đồng thời yêu cầu điều trị bị cáo để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe sau.

 Như vậy là bị cáo Ieng Thirit sẽ không được trả tự do vô điều kiện như đề nghị đưa ra tháng trước của một số thẩm phán vì cho rằng rằng cựu bộ trưởng Xã hội dưới chế độ Khmer đỏ, 79 tuổi bị mất trí nhớ, có triệu chứng bệnh «điên» và Alzheimer không đủ khả năng tâm thần để trả lời trước tòa. Nhưng bên Công tố đã kháng lại đề nghị này.
 
Cuối cùng ngày 13/12/2011, Viện tối cao của Tòa án quốc tế kết luận rằng "quan điểm ban đầu về việc cho bị cáo tạm giam, cụ thể là để đảm bảo sự hiện diện của bà trong quá trình tố tụng, vẫn còn hiệu lực và xác đáng".

 Tòa quyết định Ieng Thirith không được thả mà sẽ được chuyển qua bệnh viện điều trị thêm 6 tháng với hy vọng tình trạng tâm thần của bị cáo sẽ được cải thiện để có thể tiếp tục đối mặt với các phán quyết của công lý.
 
Như vậy là sẽ phải đợi 6 tháng nữa nếu tình trạng sức khỏe tâm thần có tiến triển tốt thì bị cáo này mới tiếp tục phải trả lời tòa về các tội danh diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh như ba lãnh đạo còn sống khác của chế độ Khmer đỏ hiện nay. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng khả năng bị cáo Ieng Thirth bình phục là vô cùng ít.
 
Việc trả tự do cho bà Ieng Thirith sẽ gây bất bình lớn trong dư luận Cam Bốt và đặc biệt là những nạn nhân còn sống sót của chế độ diệt chủng Khmer đỏ.

 Ieng Thirith xuất thân từ tầng lớp cao ở Cam Bốt. Năm 1951 kết hôn với Ieng Sary, người sau này trở thành Bộ trưởng ngoại giao của Pol Pot. Hai vợ chồng đã phục vụ đắc lực cho Khmer đỏ cho đến khi chế độ này bị lật đổ năm 1979.