Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 9-12-2011 |
Tác Giả: Anh Vũ |
Thứ Sáu, 09 Tháng 12 Năm 2011 12:40 |
Những bóng ma của Liên Xô ở nước Nga của Putin
Le Figaro hôm nay đến với nước Nga qua những dấu tích hoài vọng về thời Liên Xô cũ dưới chế độ chuyên quyền của ông Putin qua bài báo mang tựa đề “ Những bóng ma của Liên Xô trong nước Nga của Putin”. Trong tuần nước Nga vừa trải qua cuộc bầu cử Quốc hội, đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Putin lần đầu tiên kể từ khi lên cầm quyền bị thụt lùi 15 điểm cùng với sự trỗi dậy bất ngờ của đảng Cộng sản. Nhật báo Le Figaro hôm nay đến với nước Nga qua những dấu tích hoài vọng về thời Liên Xô cũ dưới chế độ chuyên quyền của ông Putin qua bài báo mang tựa đề “ Những bóng ma của Liên Xô trong nước Nga của Putin”. Theo tác giả thì đến giờ bóng dáng của một thời Xô Viết cũ vẫn còn hiển hiện ở khắp nơi trong thành phố này. Bên bờ một con kênh của sông Volga, đến nay vẫn còn lại bức tượng Lenin lớn nhất nước Nga, cao 37 mét. Các cặp cô dâu chú rể ở Doubna sau khi làm lễ tại nhà thờ vẫn giữ thói quen đưa nhau đến chụp ảnh dưới chân tượng đài người anh hùng của cuộc Cách mạng tháng 10. Ngoài tượng Lenin, thành phố Doubna còn nổi tiếng với Viện nghiên cứu hạt nhân, do Khrouchtchev thành lập năm 1956, được sử dụng như một công cụ chiến lược trong cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây mà chủ yếu là với Mỹ. Vẫn còn đó những con đường mang cái tên gợi nhớ như phố Vô sản, phố Engel, phố Leningrad. Một chi tiết khác đáng chú ý khác đó là hôm 22 tháng 8 năm 1991, người dân Matxcơva trong cơn phẫn nộ đã kéo đến quảng trường Loubyanka lật đổ bức tượng Felix Dzerjinski, cha đẻ của cơ quan mật vụ từng gây không biết bao tội ác kinh hoàng với người dân Nga. Nhưng 14 năm sau một bức tượng bán thân của ông này đã được dựng lại trong khuôn viên của Bộ Nội vụ Nga. Ở Nga người ta không cho rằng nhà độc tài Stalin là một trong những đao phủ tàn ác nhất thế kỷ 20 mà là một vị “nguyên soái của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”. Ngay tại thành phố Oulianovsk, quê hương Lenin nhưng cũng là nơi có tới hơn 22 nghìn nạn nhân của chế độ độc tài Stalin, giờ đây nhiều người vẫn coi Stalin là người đã tạo dựng nên một đất nước hùng mạnh, kiến tạo chiến thắng của nước này. Trong cuộc bầu cử hôm chủ nhật (4/12) vừa qua đảng Cộng sản của thành phố này đã giành được tỷ lệ phiếu bầu sát sao với đảng nước Nga Thống nhất. Nhà phê bình lịch sử Ian Ratchinski tại Matxcơva nhận định về cặp lãnh đạo nước Nga Putin-Medvedev như sau: “ Dù họ không ủng hộ tư tưởng cộng sản, nhưng hai ông vẫn quản lý đất nước theo kiểu chế độ Xô Viết, giống như các lãnh đạo Liên Xô cũ chỉ dựa trên các báo cáo ngụy tạo của cơ quan mật để ra quyết định. Họ luôn sống trong một thế giới tưởng tượng. Điều này có thể lý giải cho việc họ bị dội gáo nước lạnh khi nhận kết quả cuộc bầu cử vừa rồi” Cả Châu Âu từ hôm qua đến hôm nay đều ngóng về Bruxelles theo dõi hội nghị thượng đỉnh bàn giải pháp đưa các nước thuộc Liên hiệp châu Âu thoát ra khỏi vũng lầy nợ công và để tránh một sự đổ vỡ không thể lường trước đối với châu Âu. Báo Le Monde thì nhận định : « Các nước châu Âu một lần nữa đặt cược tương lai được ăn cả ngã về không » mà mấu chốt của vấn đề là cải cách lại Hiệp ước châu Âu nhằm thắt chặt quản lý chí tiêu của cả khối. Báo Công giáo La Croix dùng một khẩu lệnh mang hơi hướng của một phiên tòa chuẩn bị tuyên án « Bị cáo châu Âu hãy đứng dậy ! ». Tờ báo dành hồ sơ đặc biệt cho chủ đề này, đặt châu Âu lên ghế bị cáo để đưa ra hàng loạt các bài viết ủng hộ cũng như phản bác sự vận hành của Liên hiệp châu Âu trong suốt thời gian qua. Trang quốc tế báo le Figaro lưu ý đến phiên tòa quốc tế đang diễn ra ở Phnom Penh xét xử các lãnh đạo Khmer đỏ phạm tội diệt chủng với bài viết “nhân vật phó của Pol Pot gieo rắc ngờ vực” trong phiên tòa. Le Figaro nhận thấy, dường như những năm tháng bị giam giữ lại càng tiếp thêm sức mạnh cho Nuon Chea. Ra tòa tuần này ông ta tỏ ra rất sung sức tự biện hộ cho mình bằng luận điểm đổ tất cả trách nhiệm cho Việt Nam. Bị các công tố viên cáo buộc là người đã phát động “ cuộc tắm máu” trong người dân Cam Bốt, Nuon Chea lại tự tin lý giải rằng “ Lập trường của tôi trong cuộc cách mạng này nhằm phục vụ lợi ích của quốc gia và dân tộc” đồng thời cho rằng tất cả những gì ông ta làm là để nước Cam Bốt không bị “xóa tên trên bản đồ thế giới”. Có điều, theo Le Figaro, những lập luận như vậy của Noun Chea lại gây sự hồ nghi trong những người tham dự phiên tòa. Một học sinh trung học lại cảm nhận thấy những phát biểu của Nuon Chea là dễ nghe và thông minh và ông ta “làm như vậy là vì đất nước”. Nuon Chea thường gây sự chú ý bằng những phát biểu mang tính chất bài ngoại chống Việt Nam. Thậm chí như ông Im Hoeun, một người đứng bên bị hại còn lưỡng lự nói rằng “ Có lẽ người Việt Nam đã giết hại bố tôi chứ không phải Khmer đỏ. Khieu Samphan, thì khẳng định đứng ngoài các quyết định của ban lãnh đạo cao nhất xung quanh Pol Pot và không hề biết gì về những thảm kịch đã xảy ra. Còn Ieng Sary lựa chọn quyền giữ im lặng chỉ nhấn mạnh việc năm 1996 ông ta đã được hưởng ân xá của nhà Vua vì đã hợp tác với chính phủ nên không thể bị đưa ra xét xử ở phiên tòa này. Một nhân viên của tập đoàn Hương Trữ kể lại rằng " một buổi sáng có hai người đến cửa hàng của công ty nói họ muốn xem công ty có gì đáng giá nhất. Họ nói với tôi ông chủ của anh nợ tôi 6 triệu tệ. Nếu không trả chúng tôi sẽ giữ xe của ông ta”. Người nhân viên này không biết làm gì vì ông chủ của anh ta đã đã cùng gia đình biến mất rồi. Ông ta là một doanh nhân nhúng tay vào đủ lĩnh vực từ buôn ô tô đến rượu vang rồi đến năng lượng tái tạo…Vấn đề là giờ đây ông chủ này nợ chồng nợ chất, trong đó có cả lương nhân viên, không trả được nên phải bỏ trốn. Từ đầu năm 2011 đến tháng 10 riêng trong tỉnh Chiết Giang đã có 228 ông chủ bỏ xứ đi biệt tăm trong đó có 9 người tự tử. Có trường hợp cả nhà cùng tìm đến cái chết chỉ vì vỡ nợ do đầu cơ bất động sản. |