Home Tin Tức Thời Sự Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc'

Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc' PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 08 Tháng 12 Năm 2011 15:31

Một nhóm sinh viên Mỹ, dựa vào các tài liệu trên Internet, kết luận rằng họ đã tìm ra một đường hầm lớn và bí mật của Trung Quốc, nơi được cho là cất vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu này thu hút sự chú ý của Lầu Năm Góc.

Trong 3 năm qua, một nhóm sinh viên say mê nghiên cứu của trường Đại học Georgetown đã coi việc nghiên cứu những tài liệu mật về đường hầm này như là làm bài tập ở nhà.
Dưới sự hướng dẫn của giáo sư, người từng là một quan chức của Lầu Năm góc, nhóm nghiên cứu đã dịch hàng trăm tài liệu, lọc các hình ảnh vệ tinh, lấy được những tài liệu quân sự bí mật của Trung Quốc, và tìm kiếm thông tin trong hàng trăm gigabyte dữ liệu trực tuyến.
 
Nỗ lực của họ đã mang lại kết quả thật bất ngờ. Đó chính là việc tìm ra một khối lượng thông tin khổng lồ về hệ thống đường hầm dài tới hàng ngàn dặm do Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc phụ trách. Đây là đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của nước này.

Nghiên cứu này chưa được công bố nhưng đã được đệ trình lên một buổi thảo luận của Quốc hội Mỹ, và các tài liệu được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc, bao gồm cả Phó Tổng tư lệnh không lực Mỹ. Bản nghiên cứu dài 363 trang.
“Nó không hẳn là một tin quá sốc. Tuy nhiên, những thông tin và ước tính này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những điều chúng ta tưởng là chúng ta biết dựa trên các tin tức tình báo có chính xác hay không,” một nhà hoạch định chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ nói.
Một số người tỏ ra hoài nghi về nghiên cứu dựa trên các thông tin từ Internet này. Các sinh viên trong nhóm đã lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Google Earth, blogs, tạp chí quân đội và đáng đặt dấu hỏi nhất là nguồn tin từ những câu chuyện hư cấu của một bộ phim tâm lý lịch sử về những người lính pháo binh Trung Quốc.

Các chuyên gia về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những người chỉ trích kịch liệt nhất. Họ lo ngại rằng, nghiên cứu này sẽ làm nóng lên các cuộc tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay khi mà các nỗ lực về giảm trừ việc tích trữ các loại vũ khí này trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Giáo sư của nhóm sinh viên này, Phillip A. Karber, 65 tuổi từng là một nhà chiến lược hàng đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân viên trực tiếp dưới quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng tư lệnh liên quân. Nhưng, những thành tích thời kỳ ông mới gia nhập cơ quan này mới là cái làm nên danh tiếng của ông. Đó là khi ông được cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia, bổ nhiệm làm trưởng nhóm một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu điều tra về những điểm yếu trong quân đội Liên Xô.
Trong vai trò đó, Karber tự hào là đã tuyển dụng được những nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ.
Vào năm 2008, Kaber đã tình nguyện làm việc cho Ủy ban giảm thiểu đe dọa quốc phòng, một cơ quan của Lầu Năm góc về chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Sau trận động đất có sức tàn phá lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, chủ tịch Uỷ ban nơi Karber làm việc nhận thấy các bản tin trên các báo Trung Quốc đưa hàng ngàn kỹ thuật viên phóng xạ đổ xô đến khu vực bị động đất. Tiếp theo đó là những hình ảnh về sự sụp đổ một cách kỳ lạ của những quả đồi. Những hình ảnh này mang đến cho họ một suy đoán rằng có hệ thống đường hầm chứa vũ khí hạt nhân đã được xây dựng trong khu vực.
Ông đã đề nghị Karber tìm hiểu xem có bí mật gì đang diễn ra ở đó. Karber bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu tiên là tìm kiếm các nhà phân tích, lần này từ chính các sinh viên của Karber ở Georgetown.

Những thành viên đầu tiên của nhóm là từ các lớp học về kiểm soát vũ khí. Mỗi kỳ, ông dành thời gian một ngày cho sinh viên xem các video gợi những suy đoán của sinh viên và tài liệu ông thu thập được về đường hầm. Sau đó ông kết luận bằng một câu hỏi đơn giản: Bạn nhìn thấy cái gì?
Các sinh viên dịch các tài liệu quân sự trong ký túc xá. Họ bỏ các buổi tối xem phim để tập trung vào các clip về việc di chuyển tên lửa từ đường hầm này sang đường hầm khác. Trong khi bạn bè họ đọc Shakespeare thì họ tập trung trong thư viện để tập các trò chơi chiến đấu với kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc dùng vũ khí hạt nhân tấn công Mỹ.
 
Ngoài một số các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về vũ khí hạt nhân biết đến sự tồn tại của đường hầm này còn hầu như không có tài liệu hay báo cáo công khai nào nói về nó. Vì thế các sinh viên chuyển hướng sang các nguồn thông tin mở đã được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc. Đó là các tạp chí của quân đội, các tờ tin tức địa phương và những bức ảnh được các công dân Trung Quốc tải lên mạng. Dần dần, sau này quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu công bố một số thông tin liên quan đến bí mật này, nhằm làm vừa lòng các lãnh đạo Trung Quốc muốn công bố về sự lớn mạnh của đất nước với người dân.

Internet cũng đóng một vai trò then chốt trong việc giúp họ thu thập thông tin: những diễn đàn quân sự mới, các trang blog và các bản tin không được chú ý của khán giả được tải lên Youtube. Các phương thức tìm kiếm cho phép các sinh viên truy cập vào một số trang web của quân đội và tải những tài liệu như giáo trình giảng dạy ở các học viện quân sự.

Một vài đột phá lớn nhất là các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Karber đã dùng những kết nối cá nhân ở Trung Quốc và có được bản hướng dẫn dày 400 trang của Quân đoàn pháo binh số 2, vốn chỉ lưu hành trong các cơ quan quân sự Trung Quốc.
Tháng 12 năm 2009, thời điểm mà các sinh viên mới bắt đầu nghiên cứu, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng Binh đoàn số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới đường hầm. Theo một công bố của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, nước này có hơn 3.000 dặm đường hầm bao gồm các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chống đỡ được các cuộc tấn công hạt nhân.

Tin tức này gây bất ngờ cho Karber và nhóm nghiên cứu của ông. Nó cũng khẳng định hướng nghiên cứu mà ông và các sinh viên đã và đang tiến hành là đúng. Điều này cũng cho thấy hệ thống đường hầm này không được chú ý nhiều bên ngoài Đông Á. Sự thiếu quan tâm, đặc biệt là trên truyền thông Mỹ, đã khẳng định vị trí độc đáo của Trung Quốc trong thế giới vũ khí hạt nhân.
Trong nhiều thập kỷ, sự tập trung chủ yếu hướng vào hai cường quốc vũ khí hạt nhân là Mỹ, với 5,000 đầu đạn hạt nhân, và Nga với 8,000 đầu đạn hạt nhân.

Nhưng trong số năm quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc vẫn bí ẩn nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi quan hệ song phương yêu cầu giám sát tại chỗ, công khai thông tin về nguồn lực và cấm một số loại tên lửa nhất định thì Trung Quốc lại không chịu sự điều chỉnh này.
Trong những năm qua, người ta thường cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ, chỉ có từ 80 đến 400 đầu đạn hạt nhân. Và Trung Quốc cũng để mặc các nước ước dự đoán như thế. Trung Quốc khẳng định rằng họ dự trữ một lượng vũ khí hạt nhân nhỏ chỉ với mục đích “phòng vệ tối thiểu.”

Kết thúc nghiên cứu này, Karber lập luận rằng, dựa vào số lượng những đường hầm mà Binh đoàn số 2 đang đào cùng với sự gia tăng triển khai tên lửa, số đầu đạn hạt nhân ở Trung Quốc lớn hơn nhiều.
Nhận xét về nghiên cứu này, Hans M. Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, “Nghiên cứu của họ rất có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy sự nguy hiểm của Internet.”
 
“Một điều mà bản báo cáo này đã đạt được, tôi nghĩ, là nhấn mạnh vào việc chúng ta không chắc chắn là Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân,” Mark Stokes, giám đốc điều hành dự án thuộc Viện 2049 và là một chuyên gia chiến lược, nói. “ Chúng ta chưa từng đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc đã và đang đầu tư xây dựng các đường hầm. Để xem xét điều này, thì câu hỏi như vậy là rất có ý nghĩa.”

Năm nay, báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân sự Trung Quốc lần đầu tiên nhấn mạnh tới công việc của Binh đoàn số 2 triển khai các đường hầm mới, mà theo các quan chức Lầu Năm góc, một phần dựa trên báo cáo của Karber. Vào mùa xuân năm nay, trước chuyến thăm Trung Quốc, một số quan chức của văn phòng bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert M. Gates đã được báo cáo về nghiên cứu này.
“Tôi cho rằng các quan chức cao cấp trong bộ đã nhận ra tầm quan trọng của bản báo cáo này,” một nhân viên giấu tên của Lầu Năm góc tiết lộ.

Đối với Karber, thu hút được quan tâm và tranh luận có nghĩa rằng ông và nhóm các sinh viên cử nhân của mình đã thành công.
Karber nói, “Tôi không biết Trung Quốc thật ra có bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Đây là chuyện của Trung Quốc. Không ai biết được ngoại trừ họ.”