Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 8-12-2011 |
Tác Giả: Thụy My |
Thứ Năm, 08 Tháng 12 Năm 2011 11:40 |
Nạn bắt cóc trẻ em : Thảm họa của Trung Quốc Học sinh một lớp bán trú ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang trong giờ nghỉ trưa. Ảnh chụp ngày 14/09/2011.
Chiến dịch quy mô này đã huy động trên 5.000 công an từ nhiều tháng qua, giữa Tứ Xuyên và Phúc Kiến. Theo Bộ Công an Trung Quốc thì đây là « chiến thắng to lớn chưa từng thấy » trước bọn buôn người. Được tất cả các kênh truyền hình loan tải, mẻ lưới này cũng cho thấy khía cạnh đầy bi kịch của quy mô tệ nạn bắt cóc trẻ em. Theo thống kê chính thức, thì hàng năm có khoảng 3.000 phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc. Nhưng theo nhiều tổ chức tư nhân của nước này, thì có đến từ 70.000 đến 200.000 vụ bắt cóc trẻ em trai, gái và các cô gái trẻ. Một doanh nhân nữ ở Hà Nam cho biết, chuyện trẻ em bị bắt cóc hay bị mua bán là chuyện cơm bữa, nhất là ở các làng quê nhỏ. Một phụ nữ 45 tuổi ở Trịnh Châu, thủ phủ của Hà Nam nói rằng, do người chồng bỏ đi từ lâu, bà thấy cô đơn nên đã mua lại một bé gái ở làng kế cận. Con trai sẽ tốn rất nhiều tiền khi cưới hỏi, còn con gái thì sẽ được quà cáp của nhà trai. Theo truyền thống thì chỉ có con trai mới được xem là người nối dõi. Hiện tượng hàng trăm triệu người từ nông thôn ra các khu công nghiệp làm việc cũng khiến họ không thể chăm sóc con cái đến nơi đến chốn, làm cho các trẻ em này trở thành mồi ngon cho bọn buôn người. Trẻ em trai có thể bị bắt làm việc ở các mỏ than, còn các em gái bị buộc phải bán dâm. Tuy không phải là đề tài chính, nhưng trang nhất của nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng ảnh lực lượng hải quân Trung Quốc trong bộ quân phục đại lễ màu trắng tham gia một buổi lễ tuyên thệ, dưới nền lá cờ đỏ rực. Ở trang trong, thông tín viên Le Figaro trong bài viết mang tựa đề « Bắc Kinh muốn một lực lượng hải quân « sẵn sàng chiến đấu tại châu Á – Thái Bình Dương » đã nêu ra sự kiện, trước việc Mỹ củng cố sự hiện diện trong khu vực, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh cho hạm đội Trung Quốc phải hiện đại hóa. Ông đã thách thức Bắc Kinh khi ra sức vận động cho việc nêu ra các tranh chấp tại Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức ở Bali. Sau đó Trung Quốc loan báo việc hải quân nước này tập trận tại Tây Thái Bình Dương, và chiếc hàng không mẫu hạm Thi Lang đã tiến hành đợt thử nghiệm thứ hai trên biển. Hôm qua, nhân vật số hai của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tướng Mã Hiểu Thiên, đã gặp gỡ Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Michele Flournoy. Cuộc hội đàm này không hề bị hủy, và cũng không bị hoãn lại, sau khi phía Mỹ thông báo tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, cho thấy cả hai bên đều không muốn cắt đứt kênh liên lạc quân sự này. Le Figaro nhắc lại trước đó, Hoa Kỳ đã có phản ứng trước tuyên bố của ông Hồ Cẩm Đào, cho rằng Bắc Kinh cần phải minh bạch khi tăng cường quân đội. Từ bán đảo Triều Tiên cho đến Biển Đông, thái độ hung hăng của Bắc Kinh đã gây nên một số rắc rối nghiêm trọng. Trong những tuần lễ gần đây, giữa Bắc Kinh với Việt Nam và Philippines vẫn căng thẳng. Còn tại Miến Điện, thông tín viên của La Croix tại Rangoon có bài viết mang tựa đề « Công giáo Miến Điện dè dặt bước vào chính trường ». Tờ báo cho biết, hôm nay giới công giáo Miến Điện kỷ niệm 100 năm giáo đường Đức Mẹ Maria ở Rangoon, giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi cũng đến tham dự thánh lễ. Dù chỉ là thiểu số, nhưng những người công giáo Miến Điện cũng cố gắng tranh thủ quá trình mở cửa chính trị của đất nước. Tờ báo nhận xét, việc tu bổ lại những nơi thờ tự của công giáo là rất hiếm hoi tại Miến Điện. Tổng giám mục Rangoon, Đức cha Charles Bo cho biết : « Chính quyền rất hạn chế việc này, và không cho phép xây thêm các nhà thờ mới. Chúng tôi bị xem là một tôn giáo ngoại quốc ». Tuy vậy giáo dân Miến Điện vẫn được tự do đi lễ, việc phong chức các giáo sĩ và giảng dạy trong các chủng viện không bị kiểm tra chặt chẽ. Tuy vậy, theo La Croix, thì thái độ nghi kỵ đối với tất cả các tổ chức không phải của nhà nước, trong một chế độ độc tài đã ngự trị suốt một nửa thế kỷ, không thể biến mất trong ngày một ngày hai. Cũng về Miến Điện, bài phân tích của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trên trang « Tranh luận và quan điểm » nhật báo Le Figaro, với tựa đề « Một nước Miến Điện dân chủ ? », đã so sánh quá trình của bà Aung San Suu Kyi với ông Nelson Mandela của Nam Phi. Bài viết nhận định, tuy không nên kết luận vội vã, nhưng cho đến nay, các quyết định cải cách của Tổng thống Thein Sein bắt đầu giống với cựu Tổng thống Nam Phi De Klerk, đã giúp đất nước này thoát khỏi tình trạng cô lập. Và may thay, Miến Điện đã có sẵn một Nelson Mandela của chính mình, đó là bà Aung San Suu Kyi. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa « Quyền đi bầu cho người ngoại quốc : Trách nhiệm của Tổng thống Sarkozy chống lại đảng Xã hội ». Nhật báo cộng sản L’Humanité nhấn mạnh, các nghị sĩ cánh tả chiếm đa số ở Thượng viện hôm nay sẽ bỏ phiếu cho dự án luật, trong khi cánh hữu kịch liệt phản đối. Tương tự, trên trang nhất của Libération là ảnh của một số người dân bình thường thuộc nhiều màu da, tay cầm lá phiếu, với dòng tựa : « Cấm đi bầu ». Chính khách cánh trung kể trên đã loan báo ý định ra tranh cử, và cho biết nếu không vượt qua được vòng một, thì sẽ ủng hộ một trong hai ứng viên vào vòng trong. Trên lãnh vực kinh tế, nhật báo Les Echos quan tâm đến « Lương của cán bộ sẽ chựng lại », và như vậy trong ba năm liên tiếp, việc tăng lương cho các vị trí lãnh đạo ngày càng bị hạn chế. Tờ báo nhận xét, trước hội nghị thượng đỉnh sẽ khai mạc vào tối nay, quan ngại đang dâng cao, nhưng người dân các nước trên vẫn trông cậy nhiều vào tương lai của châu Âu. |