Home Tin Tức Thời Sự Mỹ Bao Vây Trung Cộng

Mỹ Bao Vây Trung Cộng PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Bảy, 03 Tháng 12 Năm 2011 07:50

Mỹ lơ là với Đông Nam Á trong thời Chiến tranh Lạnh sắp chấm dứt cũng vì Kissingerđi đêm và TT Nixon bắt tay được với TC.


Sau đó chẳng những sống chung hòa bình với TC mà Mỹ còn thân thiện và nâng đỡ TC cho giàu mạnh lên. Vì TC mà Mỹ hy sinh hai đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc và Việt Nam Cộng Hòa đã cùng Mỹ chiến đấu chống CS với Mỹ. Mỹ thừa nhận TC và giúp cho TC giành lấy cái ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc. Còn VNCH thì mất chế độ, mất pháp nhân công pháp làm cảtriệu người vượt biên tỵ nạn CS, phân nửa số đó làm mồi cho cá và hải tặc và hàng trăm ngàn người bị CS bỏ tù không xét xử mà CS Hà nội gọi là cải tạo.. Đồng minh lịch sử của Mỹ là Phi luật tân lo liên lụy với Mỹ, bị TC như con hùm xám Á châu bên cạnh vồ mình, nên yêu cầu Mỹ rút khỏi hai căn cứ không quân và hải quân của Mỹ đã trú đóng ở Phi từ sau Thế Chiến 2. Còn nước Úc đồng minh lịch sử của Mỹ, lợi dụng sự giàu có tài nguyên của nước mình mà TC rất cần để tăng gia kinh tế, mở rộng giao thương và mong được yên thân với TC.

Mấy chục năm sau, Mỹ mới học được bài học của người Á châu là “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” là cái gì qua trường hợp TC. TC bành trướng, hành động nhưThiên Triều đối với các nước trong vùng Đông Nam Á. TC giành thế hải thượng của Mỹ trên Á châu Thái bình dương. TC chiếm đảo, chiếm biển ở Đông Nam Á, đưa ra bảnđồ hình lưỡi bò liềm gần hết Biển Đông của VN, TC làm tiền đồn kiểm sóat con đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai đi lên Bắc Á, nơi Mỹ có gần ba mươi ngàn quân Mỹ đồn trú ở Nam Hàn và bốn mưới ngàn ở Nhựt. Trên trường quốc tế và trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, TQ cộng sản chính danh kết hợp với Nga hậu CS chống Mỹ trong hầu hết các hồ sơ và điểm nóng trên thế giới. Chiến tranh Lạnh tái diễn dầu Mỹ tuyên bố đã chấm dứt rồi.

Bước chân khổng lồ của TC dẫm lên Phi châu, một phần Nam Mỹ Châu, sân sau nhà của Mỹ.TC làm chủ nợ của Mỹ. TC coi thường và bác bỏ hầu hết và không biết bao nhiêu lần những đòi hỏi của Mỹ yêu cầu TC đánh giá lại đồng nhân nhân tệ gây qua nhiều thiệt thòi trong tương quan kinh tế tài chánh và mất việc làm của người Mỹ, và yêu cầu TC tôn trọng quyền sáng chế và phát minh là thế mạnh của Mỹ. TC hề hà nhưng không làm gì cả.

TC ngày càng trổi dậy mạnh mẽ về kinh tế, quân sự và ngọai giao, trong khi Mỹ quá bận bịu với chiến tranh và nhiều khó khăn kinh tế khiến chẳng những TQ cộng sản, Nga hậu CS, mà đến tên Chí Phèo CS Bắc Hàn cũng coi thuờng Mỹ trong vấn đề nguyên tử và lờn mặt với Mỹ.

Từtổng thống đến bộ trưởng ngọai giao, thuơng mại, tài chánh Mỹ ai mới lên cũng công du TC. Thái độ o bế, lấy lòng, làm lành với TC. Nhứt là TT Obama và Ngọai Trưởng Clinton trong chuyến đi TC đầu tiên và nhiều hành động qua mềm mỏng gần như nhu nhược với TC trong thời gian TT Obama cầm quyền đã làm cho các nước có cảm tưởng nước Mỹ giờ này yếu như bún thiu trước con Rồng Đỏ Á Đông là TC trổi dậy vươn lên.

Nhưng cái gì cũng có chứng mực của nó. Cùng tắc biến. Lên cao điểm rồi phải xuống. Trước những hành động hung hăng, bạo ngược lên gần tột đĩnh của một nước lớn nhưng thiếu văn minh như TC, Mỹ - nhân dân và chánh quyền, đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, Hành Pháp cũng như Lập Pháp - không thể và không bao giờ, không có lý do gì để cho TC tung hoành, tam bành lục tặc, biến Thái Bình Dương thành cái ao nhà của TC.

Muốn hay không muốn, nước Mỹ là nước nằm bên bờ Thái Bình Dương, tiểu bang Hawai của Mỹ nằm giữa đại dương này. Quân đội Mỹ còn trú đóng gần cảtrăm ngàn người ở hai nước Nhựt và Nam Hàn ỏ Bắc Á Thái Bình Dương.

Truyền thống của Mỹ là một trong mặt trận ngọai giao và quân sự. Việc trở lại củng cốthế lực Mỹ, ngăn chận TC bành trướng ở Á châu là đường lối Cộng Hòa đối lập thường xuyên thúc đẩy và ủng hộ TT Obama.

Dù không nói ra nhưng ai cũng thấy Mỹ trở lại Á châu dồn dập, ào ạt, liên tục trên nhiều phương diện. Mỹ lập một vòng vây TC từ Ấn độ dương sang Bắc Thái bình Dương trên phương diện quân sự. Mỹ dàn xếpđưa quân qua Úc, tượng trưng ban đầu mộtđại đội 250 Thủy Quân Lục Chiến ở Cảng Darwin rồi từ từ đến một lữ đòan 2500 người.
Tuy số quân không lớn nhưng ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn. Thủy Quân Lục Chiến là quân tinh nhuệ đánh trên biển cũng như trên bộ. Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến là đơn vị tổng hợp có đủ phương tiện và chuyên môn hải lục không quân và binh chủng pháo binh, thiết giáp. Thủy Quân Lục Chiến là đội quân danh dự luôn phòng vệ các tòa đại sứ Mỹ trên nguyên tắc ngọai giao là lãnh thổ nước Mỹ. Bao lâu còn Thủy Quân Lục Chiến là quốc kỳ Mỹ còn, lãnh thổ Mỹ ở hải ngọai còn. Như TòaĐại sứ Mỹ ở Saigon, khi đại sứ Mỹ cuốn cờ lên máy bay trực thăng rút, toán hầu kỳ và hầu cận đại sứ Mỹ rút chót nhứt là Thủy Quân Lục Chiến.

Binhđòan Thủy Quân Lục Chiến ở Darwin Úc là đầu cầu đổ đại quân khi có chiến tranh ở Á châu; lý do để Mỹ tấn công tự vệ chánh đáng khi bất cứ lực lượng nào xâm hại quân đội Mỹ. Tiền lệ đầu tiên trong lịch sừ đồng minh Mỹ Úc, Mỹ đổquân ở Úc.

Vềchánh trị, nếu TC nóng nảy chống Úc thì thiệt hại cho TC rất nhiều về kinh tế.Nước Úc là nước TC mua nguyên liệu rất nhiều để tăng gia kinh tế. Tăng gia kinh tế là thế chánh thống công quyền của TC; kinh tế đình đốn, suy sụp là chế độ CSở TQ suy tàn và sụp đổ do người dân đứng lên chống TC.

Thếlực quân sự của Mỹ bao vây TC ở Thái bình Dương nếu củng cố lại một chút thôi thì 20 năm sau TC chưa bằng. Mỹ có gần 60 ngàn quân thường trú diện địa. Số tàu lặn Mỹ ở các vùng khác đã tăng cường vềThái bình Dương, tập trung về các căn cứ quân sự ở đảo Guam và TB Hawaii từ khi thời TT Bush, TC gây hấn tàu Impeccable thăm dò của Mỹ gần đảo Hải Nam. Đệ Thất Hạm Đội chiu trách nhiệm Thái Bình Dương qua nhiều kinh nghiệm hải hành và hải chiến trên biễn này và là hạm đội lớn nhứt, mạnh nhứt của Mỹ. Bộ Tư Lịnh Chiến LượcThái bình Dương là bộ tư lịnh tổng hợp chỉ huy các lực lương quân binh chủng công tác ở Thái bình Dương bảo vệ luôn vùng duyên hải Thái bình dương của Mỹ.

Trên phương diện kinh tế chánh tri , Mỹ đã thành công lọai TC không được vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu. Mỹ, Úc, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Peru, Chili đồng thuận thành lập khu vực tự do mậu dịch này lớn nhất thế giới. 10 nước tham gia Hiệp ước TPP chiếm tới 35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới, lớn hơn rất nhiều so với Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng không có TC.

Bắc Kinh ngày càng làm hùm làm hổ, bạo ngược, giận dữ, giận lây. Các nước Á châu Thái Bình Dương càng lo ngại TC và càng gần gũi Mỹ. Nếu TC coi Mỹ là mối đe dọa cho sự ổn định của TC, thì các nước A châu Thái Bình Dương, nhứt là các nước ở Đông Nam Á coi Mỹ là một nước không tham vọngđất đai, sự hiện diện của Mỹ là một lá chắn, một bảo đảm an ninh, hòa bình và trật tự trong vùng. Và Mỹ vì thế tạo lạiđược niềm tin, thiện cảm ở Á châu.

Truyền thống của Mỹ là rất dè dặt trong việc nhập cuộc trong buổi ban đầu. Việc tham gia vào Thế Chiến 1 và 2 rất chậm là một minh họa. Nhưng khi tham dựrồi, quân dân Mỹ là một, hành pháp lập pháp Mỹ là một, đảng Cộng Hòa, Dân chủ là một trong mặt trận quân sự và ngọai giao.

Trên thế giới này Mỹ chỉ có thắng thế chiến, chưa có thua. Chưa chi mà Mỹ đã lập dược liên minh bao vây TC rồi. Trong vấn đề Á châu Thái bình Dương Mỹ đã đi trước TC 60 năm, chậm nhưng chắc, phát triễn theo vết dầu loan. TC chỉ bạo phát bạo tàn khó mà vượt qua Mỹ khi Mỹ chuyễn trọng tâm đối lực sang Á châu Thái Bình Dương.
Vòng vây của Mỹ giống như con trăng lớn ở Châu Mỹ siết từ từ con mồi rụt xương, nát thịt người Mỹ gọi là chiến thuật “anaconda” là tên của lòai trăng ấy. Coi chừng TC bên ngòai bị Mỹ và các nước A châu Thái Bình Dương bao vây, các nước Á châu nhỏ chống đối, mãnh hổ nan địch quần hồ.Còn bên trong bị các dân tộc mà TC đã cưỡng bức đồng hóa, Hán hóa nội ứng. TC có thể trở lại thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bên trong với người Tây Tạng nổi lên, người Duy ngô Nhĩ vùng dậy và người Mãn Châu, Nhà Thanh từng cai trị nước Tàu hàng trăm năm, từ Đông Bắc đến Bắc kinh không xa lắm. Và người dân Trung Hoa dòi tự do, dân chủ,nhân quyền mà TC đã tước đọat. TC vì thếcó thể thành Tam Quốc hay Lục quốc không chừng.