Báo Trung Quốc bắt đầu nhắc nhiều tới các cuộc chiến với Việt Nam
BBC - Báo chí Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi trợ giúp cho một số cựu chiến binh từng tham chiến chống Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
|
Việc này được cho không phải ngẫu nhiên, vì mới đây Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu công khai phát biểu trước Quốc hội về việc 'Trung Quốc dùng vũ lực chiếm hoàn toàn Hoàng Sa' từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974.
Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc nói về chiến tranh biên giới 1979 Chủ đề liên quanTrung Quốc, Tranh chấp lãnh thổTờ Nam Hải Báo đặt tại đảo Hải Nam hôm thứ Tư 30/11 đưa tin về ông Ngô Tiên Phong, người được Trung Quốc coi là 'anh hùng quân đội' sau trận chiến năm 1974, và cũng là cựu ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Ngực đầy huân chương, nhưng theo tờ báo này ông Ngô hiện đang phải 'xin ăn trên phố'.
Nam Hải là cách gọi Biển Đông của Trung Quốc.
Tờ báo cho hay ông Ngô Tiên Phong, 61 tuổi, được tặng huy chương chiến công hạng nhất sau trận chiến Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), trong đó lính Trung Quốc đã 'đẩy lùi nỗ lực của quân Việt Nam nhằm giành Sâm Hàng Đảo. Việt Nam gọi đảo này là đảo Quang Hòa, lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Trận chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa và quân đội Trung Quốc vào tháng 1/1974 là tại đảo này.
Đánh bật hải quân Việt Nam Cộng hòa
Thông tin đưa trên các diễn đàn tiếng Trung mô tả trận hải chiến Hoàng Sa theo cái nhìn của phía Trung Quốc, nói lúc đó khoảng 30 lính VNCH được điều tới đảo và chạm trán với một lực lượng hùng mạnh hơn nhiều gồm cả quân chính quy và dân quân Trung Quốc. Vì yếu hơn cả về nhân lực và hỏa lực, quân VNCH, theo phía Trung Quốc, đã phải rút lui. Một số nguồn tin khác thì nói cuộc đụng độ trên đảo Quang Hòa diễn ra hôm 16/1/1974 giữa binh lính trên tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của VNCH và lính Trung Quốc, lúc đó đã chiếm đóng đảo này.
Sau trận này, ông Ngô Tiên Phong được phong anh hùng do đã dẫn đầu đoàn quân 'tiêu diệt hàng chục kẻ thù'. Tờ báo ảnh của Giải phóng quân Trung Quốc sau đó đã cử phóng viên thượng thặng tới nơi chụp chân dung ông, mà sau đó được đăng trên trang bìa của báo này, số tháng 10/1974. "Nhiều đồng đội của tôi đã thương tật, mất chân tay trong cuộc chiến Trung-Việt mà nay phải sống trong cảnh bần hàn."
Một cựu chiến binh Trung Quốc
Trên ảnh, ông Ngô mặc đồng phục dân quân màu đỏ, đeo súng trường và cầm trên tay một chiếc loa làm bằng vỏ ốc. Từ đó ông cũng được thăng tiến về mặt chính trị, vào Thường vụ Quốc hội năm 1975. Ông Ngô Tiên Phong cũng nằm trong ban lãnh đạo Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Đông trong những năm 1970-1980. 'Ăn xin trên phố'Tuy nhiên tờ Nam Hải Báo nói nay ông lại đang phải tham gia một trận chiến mới với bệnh máu trắng. Ông không có tiền để chữa bệnh vì lương hưu dân sự mà nhà nước cấp cho ông quá eo hẹp.
Cựu chiến binh này, theo tờ báo, phải ra đường ăn xin để gom tiền chi trả phí chữa bệnh. Cuộc sống khó khăn của ông Ngô Tiên Phong đang làm dấy lên làn sóng thương cảm trên các diễn đàn mạng Trung Quốc. Hàng nghìn người lên án hệ thống tham nhũng trong nước đã không cho ông được hưởng các quyền lợi cần thiết. Một người viết trên diễn đàn mạng của báo Hải Nam: "Đây thực sự là chuyện buồn của đất nước chúng ta, khi các anh hùng bị đất nước và lịch sử lãng quên".
Một cựu chiến binh cuộc chiến Việt Nam 1979 khác được dẫn lời nói trường hợp ông Ngô không phải cá biệt. "Nhiều đồng đội của tôi đã thương tật, mất chân tay trong cuộc chiến Trung-Việt mà nay phải sống trong cảnh bần hàn." Tuy nhiên dường như với làn sóng báo chí quay lại viết nhiều về cuộc chiến liên quan nước láng giềng Việt Nam, người Trung Quốc đang nhắc lại chương sử này một cách hữu ý. |