Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-11-2011 |
Tác Giả: Anh Vũ |
Thứ Tư, 30 Tháng 11 Năm 2011 12:14 |
30 năm cuộc chiến chống Sida và những hy vọng
Ngày 1/12 là Ngày thế giới phòng chống Sida. Kể từ khi trường hợp nhiễm virut HIV được phát hiện (1981) đến nay thế giới đã trải qua 30 năm đấu tranh liên tục với căn bệnh mà đã một thời gian dài được gọi bằng cái tên « căn bệnh của thế kỷ ». Sau 3 thập kỷ đấu tranh liên tục, lần đầu tiên căn bệnh Sida có dấu hiệu bị đẩy lùi. Liệu có phải thế giới đã thóat khỏi căn bệnh dịch đáng sợ này ? Chưa bao giờ như lúc này câu hỏi lại được đặt ra một cách đầy tự tin. Điều này cho thấy cuộc chiến phòng chống Sida của cả thế giới đã có nhiều tiến bộ. Nhật báo Libération hôm nay đề cập đến chủ đề này với bài viết đề tựa "Sida : 30 năm và viễn cảnh diệt trừ". Các nghiên cứu khoa học liên tục được tiến hành đang làm hình thành dần hy vọng đó. Việc điều trị đã bắt được đúng bệnh, không những thế giờ đây chúng ta chắc chắn các ca nhiễm mới còn có thể ngăn chặn được ». « Trong thập kỷ qua, đã có nhiều nhiều tiến bộ đặc biệt trong phòng chống Sida… Chúng ta đang có trong tay những công cụ cần thiết đẻ giải phóng cả một thế hệ khỏi bệnh Sida. Đến năm 2015, chúng ta sẽ phải đạt được chỉ tiêu không có ca nhiễm, không kỳ thị và không tử vong ». Theo Libértion thì hiện tạiở nước Pháp hàng nămvẫn có thêm từ 6000 đến 7000 trường hợp nhiễm mới. Nhưng có một tiến bộ đáng kể đó là những trường hợp dương tính nếu được điều trị tốt thì không còn là tác nhân lây nhiễm thêm. Điều này đã được các nhà khoa học khẳng định qua theo dõi điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì khó mà có thể khẳng định nguy cơ lây nhiễm Sida có thể hết. Theo báo cáo của Chương trình phòng chống Sida Liên hiệp quốc thì lần đầu số lượng người mới nhiễm HIV trên thế giới đã giảm từ 4 triệu xuống còn 2,7 và con số tử vong bởi căn bệnh này cũng đã xuống dưới 2 triệu người. Theo Liberation thì đây là cuộc đua tốc độ. Vì giờ đây trên thế giới cứ 2 người mới được điều trị thì lại vẫn có thêm 5 ca mới nhiễm. Tổ chức Aides lưu ý là « không có phương tiên thích hợp cùng với quyết tâm chính trị, bệnh dịch sẽ vẫn phát triển nhanh hơn công cuộc phòng chống ». « Ở những nước giàu, người ta có thể không lo ngại nhiều với một bệnh dịch có giới hạn, kiểm sóat được. Với phát hiện phương pháp điều trị, người ta ghi nhận thấy việc lây nhiễm đã giảm thực sự. Nhưng vấn đề là tiền Liệu các nước giàu có tiếp tục chi tiền cho các nước nghèo hay không ? » Sự kiện văn hóa trong tuần này tại Pháp được các báo quan tâm nhiều đó là đạo diễn Pháp Luc Besson cùng nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với bà Aung San Su Kyi,nhà dân chủ đối lập nổi tiếng của Miến Điện, giải Nobel Hòa bình năm 1991, trong bộ phim có tên « The Lady », ra mắt khán giả Pháp hôm nay (30/11/2011). Họ đã thóat khỏi thế giới của những câu chuyện siêu thực, kinh dị để đến với số phận khắc nghiệt của người phụ nữ đã dành cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh dân chủ của đất nước Miến Điện. The Lady là bộ phim dùng tiếng anh, được quay ở Paris và Thái Lan huy động một khối lượng phương tiện đồ sộ dưới sự hỗ trợ của tổ chức Ân xã Quốc tế, Amnesty International. Vào vai nhà dân chủ nổi tiếng là diễn viên Dương Tử Quỳnh, người có ngoại hình rất giống với bà Aung San Suu Kyi, cô đã nhập vai diễn với tất cả tâm huyết và sự ngưỡng mộ nhà dân chủ Miến Điện. Trong bộ phim dài hơn hai giờ, đạo diễn Luc Besson đã tìm tòi mô tả lại những tính cách phi thường và cuộc đấu tranh không mệt mỏi của bà Aung San Suu Kyi qua những hy sinh cá nhân và gia đình. Từ năm 43 tuổi bà đã quyết định cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vì dân chủ của nhân dân Miến Điện. Trở về nước họat động chính trị, tham gia thành lập Liên đòan Quốc gia vì Dân chủ (LND) và để rồi giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990 nhưng ngay sau đó bị tập đoàn quân sự lật lọng không công nhận. Cững từ đó cuộc đời bà bắt đầu bước vào những ngày bị áp ức giam cầm cho đến tận cuối năm 2010 mới được tự do. Đã không ít lần báo chí Pháp nđề cập đến việc Trung Quốc với nguồn dự trữ ngọai tệ khổng lồ ngấp nghé toan thôn tính các công ty ở châu Âu. Giờ đây việc thực tế này càng hiển hiện thêm khi mà các nước châu Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng nợ ngày càng trầm trọng. Hôm 28 tháng 11 vừa rồi, Bộ trưởng Thưong mại Trung Quốc Trần Đức Minh thông báo đầu năm 2012, Bắc Kinh sẽ cử một đoang các nhà đầu tư đến châu Âu để tìm mua lại các xí nghiệp của lục địa này. Cùng ngày hôm đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Time, ông Lâu Kế Vĩ , Chủ tịch Quỹ đầu tư Nhà nước Trung Quốc ( CIC) cũng cho biết sẵn sàng góp vốn vào các công trình hạ tần cơ sở của châu Âu và Hoa Kỳ, mà theo ông, đang rất cần đầu tư. Theo, báo Le Figaro, Ander Behring Breivik, thủ phạm của vụ thảm sát kinh hoàng tại Na Uy hôm 22 tháng 7 vừa qua là 77 người chết có thể sẽ không phải ngồi tù. Các bác sĩ tâm thần đã kết luận Breivik bị loạn tâm thần cho nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành động của mình. Thủ phạm của vụ xả súng thay vì bị kết án tù thì có thể sẽ được đưa vào điều trị nội trú trong một trại tâm thần. Kết luận bất ngờ của các bác sĩ tâm thần đã gây sốc cho người thân của nạn nhân. Hầu hết các chuyên gia về tư pháp đều cho rằng Breivik phải chịu trách nhiệm về những hành động của y vì thủ phạm đã chuẩn bị tỉ mỉ vụ thảm sát nhiều năm trước khi ra tay.
|