Home Tin Tức Thời Sự Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-11-2011

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-11-2011 PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ   
Thứ Tư, 23 Tháng 11 Năm 2011 11:13

Ai Cập : Cuộc cách mạng còn dang dở


Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại quảng trường Tahrir 23/11/2011 (Reuters)

Chín tháng sau khi lật đổ chế độ Hosni Moubarak, giờ đây quảng trường lịch sử Tahrir ở thủ đô Cairo một lần nữa lại chứng kiến làn sóng phẫn nộ mới của người biểu tình nhằm vào giới quân nhân đang thâu tóm thành quả của cuộc cách mạng mùa xuân.

 Những cảnh tượng bạo lực chết người giống như đã diễn ra hồi tháng Hai năm 2011 giờ lại tái diễn.

Chỉ còn ít ngày nữa đến ngày bầu cử Quốc hội, người biểu tình đã hết kiên nhẫn đòi Hội đồng quân nhân tối cao đẩy nhanh tiến trình chuyển giao quyền hành cho dân sự. Quảng trường Tahrir, từ vài ngày qua, đang trở thành tâm điểm chú ý của báo chí. Hầu hết các báo chí Pháp ra hôm nay đều dành sự chú ý đặc biệt cho những diễn biến đáng lo ngại ở quảng trường.

 Đến hôm nay, đã có hơn ba chục người chết và hàng trăm người vẫn tiếp tục đổ về Tahrir để đòi cho được yêu sách là quân đội phải rời bỏ quyền lực sớm nhất.
 
Nhật báo La Croix chạy tựa lớn trên trang nhất « Quảng trường Tahrir, hồi II », trong khi đó báo Le Monde nhận định « thời khắc của sự thật đối với các tướng lĩnh Ai Cập ».

 So sánh cuộc các mạng ở Ai cập với làn sóng cách mạng ở Đông Âu xóa bỏ chủ nghĩa Cộng sản hồi 1989, xã luận của tờ báo rút ra nhận xét : « Có ngây thơ thì mới nghĩ rằng mùa xuân Ả Rập đang tiếp nối tiến trình hòa bình hài hòa của các cuộc cách mạng ở Đông Âu hồi năm 1989.

Đó là những cuộc cách mạng có mục tiêu cụ thể, được tính toán cân nhắc nhằm thay thế một hệ thống cộng sản bị áp đặt từ bên ngoài bằng một hệ thống khác mang tính dân chủ với nền kinh tế thị trường.
 
Còn cuộc cách mạng Ả Rập, theo Le Monde, « mục tiêu ban đầu chỉ là lật đổ các chế độ chuyên chế và tham nhũng. Những người làm cách mạng không có được sự thống nhất với nhau về các giai đoạn tiếp theo đó là xây dựng một trật tự xã hội mới ».
 
Ở Tunisia không bị trói buộc bởi những căng thẳng sắc tộc, tôn giáo hay bộ tộc nên tiến trình chuyển tiếp có vẻ khá ổn .

 Sau tuyển cử, Quốc hội lập hiến hình thành và cơ quan hành pháp bao gồm 3 đảng phái chính trị chủ yếu cũng được thành lập. Ở Ai Cập thì khác, quân đội bám chặt lấy quyền lực. Chính đây là yếu tố dẫn đến một cuộc tấn công cách mạng lần thứ hai mà kéo theo đó là bạo lực.
 
Khác hẳn với Tunisia, ở Ai cập quân đội là trụ cột chính của đất nước.

Ngược giòng lịch sử chính trị của Ai Cập gần đây, Le Monde nhận thấy là bốn đời tổng thống Ai cập kể từ khi lật đổ chế độ quân chủ năm 1953 đến nay đều xuất thân từ hàng ngũ quân nhân. Họ nắm trong tay một ngân sách khổng lồ, hàng năm lại được Mỹ chu cấp thêm 1,3 tỷ đô la viện trợ, vì thế mà quân đội Ai Cập không chỉ là quốc phòng mà còn là một thế lực trong công nghiệp cũng như nông nghiệp.
 
Theo Le Monde, hồi cuối tháng Hai, các tướng lĩnh Ai Cập đã hy sinh Hosni Moubark cho những người biểu tình ở quảng trường Tahrir, nhưng họ đâu có chịu từ bỏ quyền lợi kinh tế của mình.

Thực tế là giới quân đội mà đứng đầu là tướng Tantaoui, cựu bộ trưởng Quốc phòng của Moubarak, đang lãnh đạo Hội đồng Tối cao các lực lượng quân đội CSFA, vẫn thâu tóm toàn bộ quyền hành của đất nước. Những người làm nên cuộc cách mạng hồi mùa xuân không tin là giới quân nhân sẽ chuyển giao quyền lực cho dân sự.
 
Xã luận của báo Le Monde kết luận « Nếu muốn tránh đưa đất nước rơi vào hỗn loạn thì quân đội Ai Cập nhất thiết phải đưa ra bảo đảm cho những cam kết về tiến trình chuyển tiếp ở Ai cập.

Cả thế giới Ả Rập đang chú ý theo dõi tình hình Ai cập, nơi mà những biến chuyển hậu cách mạng hiện nay vừa là một phép thử đối với đất nước cũng như đối với những ai còn muốn cưỡng lại sức năng động của sự thay đổi ».
 
Trước sự phẫn nộ không gì cản nổi của dân chúng, giới quân đội đã phải lùi bước nhưng cũng không thuyết phục được người biểu tình.
 
Theo Libération, đến tối ngày hôm qua, Hội đồng quân nhân Tối cao đã nhượng bộ phần lớn các yêu sách của người biểu tình như đẩy thời điểm tổ chức bầu cử tổng thống lên trước tháng 7 năm 2012( thay vì đầu năm 2013), thành lập một chính phủ thống nhất dân tộc gồm các thành phần thuộc nhiều đảng phái chính trị khác nhau … Nhưng người biểu tình tại quảng trường Tahrir vẫn kiên quyết đòi hội đồng quân nhân phải rời bỏ quyền lực ngay lập tức.

Cái mà người Ai Cập cần lúc này là thành quả cách mạng của họ phải thực sự thuộc về người dân.
 
Phụ nữ Nhật tham gia đấu tranh xã hội

Nhìn sang châu Á báo Le Monde có bài viết với hàng tựa khá hấp dẫn « Phụ nữ Nhật đoàn kết chống lại sự dối trá của nhà nước ».

 Bài Viết đề cập đến việc các phụ nữ Nhật mới đây đã bày tỏ sự phẫn nộ công khai trước việc chính phủ thông tin sai lệch cho người dân về tai nạn hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima.
 
Đây một điều khá mới mẻ khi biết rằng phụ nữ Nhật, vố vẫn có thói quen sống rất khuôn phép, không mấy khi tham gia các hoạt động xã hội, đấu tranh đòi hỏi quyền lợi. Đại đa số chỉ muốn dành thời gian thu vén chăm lo cho gia đình mình.
 
Thế nhưng theo Le Monde, gần đây nhiều phụ nữ Nhật đã lên tuyến đầu, họat động rất tích cực trong các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia rất đông đảo vào các cuộc biểu tình chống hạt nhân hồi giữa tháng 9 vừa qua tại Tokyo.
 
Gần đây nhất hôm 29 tháng 10, hàng ngàn phụ nữ Nhật lại một lần nữa xuống đường tại Tokyo để đồi chính phủ phải có biện pháp bảo vệ con cái trước nguy cơ nhiễm xạ hạt nhân kể từ sau vụ tai nạn Fukushima. Họ lên tiếng chống lại sự thông đồng của chính quyền với những nhóm lợi ích tứ nhân để giảm thiểu những nguy hiểm về tai nạn hạt nhân ở Fukushima.
 
Các đền cổ ở Ayutthaya có nguy cơ bị đổ sụp vì lụt

Le Monde có bài phóng sự dài về thiệt hại do trận lụt lịch sử vừa qua ở Thái Lan .

Tác giả bài báo đưa độc giả đến Ayutthaya, một di tích khảo cổ đã được UNESCo xếp hạng di sản văn hóa thế giới. Nước lụt giờ đã rút dần nhưng kinh thành cổ của vương quốc Xiêm từ thế kỷ 14, báu vật trong kho tàng khảo cổ Thái Lan này đang bị hư hại nghiêm trọng thậm chí nhiều đền đài có nguy cơ bị sụp do bị ngâm trong nước quá lâu.
 
Ngược dòng lịch sử tìm hiểu các công trình ở Ayutthaya, tác giả bài báo cho biết khu kinh đố được dựng lên từ năm 1350 nằm giữa ba con sông lớn và trong suốt chiều dài thời gia đã qua, nó vẫn thường xuyên phải hứng chịu nhiều trận lụt lớn.

Thế nhưng có điều các nhà khảo cổ Thái Lan cho biết là Ayutthaya cổ xưa được bảo vệ khỏi lũ lụt tốt hơn bây giờ. Chính quá trình hiện đại hóa khu di tích cổ khiến cho hệ thống kênh thoát nước bị chặn lấp.

 Xưa kia Ayutthaya luôn có 6 con kênh dẫn nước ra sông chạy xung quanh các khu đền. Nhưng ngày cùng với thời gian và quá trình hiện đại hóa chỉ còn lại hai con kênh mà lòng kênh đang bị cát lấp dần cản trở dòng chảy. Vì thế mà không chỉ riêng trận lụt lớn như vừa rồi mà vào mùa mưa hàng năm, các công trình cổ của Ayutthaya vẫn luôn bị đe dọa.
 
Các nước Đông Á ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc

Về chủ đề kinh tế, nhân ngày hôm qua (22/11), Ngân hàng thế giới công bố báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế khu vực Đông Á, phụ trang Le Figaro Kinh tế có bài viết đề cập đến việc Đông Á đang đứng trước hai khó khăn là vừa phải cưỡng lại sức ép của Trung Quốc, vừa lo ngại những ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ châu Âu.
 
Le Figaro nhận định các nước mới trỗi dậy ở khu vực Đông Á đang có được mức tăng trưởng cao, bình quân khoảng trên dưới 8%. Nhưng đồng thời các nước này cũng đang phải chịu hậu quả dây chuyền của những vụ thiên tai như sóng thần ở Nhật Bản hay lụt lội ở Thái Lan, thêm vào đó là việc kinh tế thế giới đang trì trệ. Có một điều dễ nhận thấy là các nước mới trỗi dậy ở Đông Á đang ngày càng bị lê thuộc vào Trung Quốc.
 
Bắc Kinh ngày càng chi phối các nước Đông Á, những nước mà giờ đây tiêu thụ tới 18% hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Hiện tại các nước Đông Á đang đứng trước khó khăn lớn. Theo Ngân hàng Thế giới thì nhất thiết các nước mới trỗi dậy ở Đông Á phải tăng cường cố gắng hội nhập khu vực. Trong đó đặc biệc có việc mở rộng các hiệp định tự do mậu dịch đối với ASEAN cũng như với Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
 
Có một điểm sáng trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới là năm nay tình trạng nghèo đói của các nước Đông Á đã giảm 2% so với năm trước, tức là đã có khỏang 38 triệu dân của khu vực này thóat khỏi cảnh nghèo khó, với mức thu nhập dưới 2 đô la (Mỹ) mỗi ngày.
 
Phụ nhân cựu thổng thống Pháp Mitterand, một nhà đấu tranh không mệt mỏi

Một sự kiên được các báo Pháp dành sự chú ý đặc biệt đó là bà Danielle Mitterand phu nhân cựu Tổng thống Pháp François Mitterand qua đời ngày hôm qua 22/11, ở tuổi 87.

Trước sự ra đi của đệ nhất phu nhân nước Pháp, tất cả các nhà chính trị thuộc mọi đảng phái đã bày tỏ ngưỡng mộ, kính trọng bằng những lời lẽ tốt đẹp nhất.
 
Hôm nay, hầu hết các báo đều dành nhiều trang viết về cuộc đời và nghiệp của bà Danielle Mittetrand.

Nhật báo Libération dành hẳn không dưới 4 trang viết về một người phụ nữ đã vượt lên trên cả tầm một đệ nhất phu nhân. Libération đánh giá « Danielle Mitterand, sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc ». Theo tờ báo thì bà là một « gương mặt lớn của cánh tả và một đệ nhất phu nhân đặc biệt, nhà đấu tranh trên mội mặt trận, chưa bao giờ rời bỏ bất kỳ cuộc đấu tranh nào…. »
 
Le Figaro chạy tựa “ Danielle Mitterand, một đệ nhất phu nhân dấn thân” cho các cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì sự công bằng và quyền con người. Vì những lý tưởng của mình, bà không ngần ngại những va chạm chính trị liên quan chính thể dưới quyền của chồng bà.