VN sẽ có không lực thuộc hải quân |
Tác Giả: BBC |
Thứ Ba, 22 Tháng 11 Năm 2011 14:23 |
Hải Quân Việt Nam có đủ thực lực để hiện đại hoá trong viêc phòng thủ lãnh hải...
Hải quân Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa Báo nước ngoài đưa tin Việt Nam chuẩn bị thiết lập bộ phận không quân nằm trong hải quân để tăng năng lực phòng thủ biển. Tác giả Robert Karniol viết trên nhật báo Straits Times của Singapore rằng chính phủ Việt Nam sẽ sớm công bố kế hoạch này. Tờ báo trích một nguồn giấu tên nói: "Quân đội Nhân dân Việt Nam lên kế hoạch này chủ yếu vì cho tới nay không quân và hải quân chưa phối hợp được với nhau." Một lý do khác, là không lực hải quân ở một số quốc gia tỏ ra hoạt động khá hiệu quả. Các nước trong khu vực có không quân trực thuộc hải quân là Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1998, bộ phận tuần duyên được tách riêng, chuyên trách các vùng ven biển và hải quân Việt Nam tập trung vào các hoạt động nước sâu. Theo tác giả Karniol, Việt Nam đã mua ba máy bay EADS-CASA C212 Series 400 chuyên tuần tra và theo dõi biển. Các máy bay này có trang bị radar MSS 6000 và bộ phận không quân mới sẽ chịu trách nhiệm vận hành chúng cho mục đích tuần duyên. Sang năm tới, các hoạt động tuần tra ven biển sẽ được hỗ trợ của các máy bay C212, thay thế bốn "thuyền bay" Beriev BE-12 mua của Liên Xô từ 1981. Strats Times nói cùng với việc mua mới các máy bay C212 này, bộ phận không quân của hải quân có thể sẽ chính thức được ra mắt. Nguồn tin của báo này cho hay việc thuyên chuyển, điều động nhân sự và trang thiết bị đã bắt đầu diễn ra và đại bản doanh của không lực hai quân sẽ được đặt tại sân bay quân sự (Cát Bi) Hải Phòng. 15 trực thăng Kamov loại KA-28 sẽ được chuyển sang cho hải quân và bộ phận không quân mới sẽ sẵn sàng hoạt động trong năm 2010.
Hợp tác nước ngoài Tác giả Robert Karniol, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực quân sự ở khu vực, tiết lộ Hoa Kỳ đã chào hàng với Hà Nội loại thủy phi cơ United Capital Corporation (Grumman) G-111T. Canada cũng có thể cung cấp thủy phi cơ tương tự, loại The Bombardier 415MR, có thể dùng để vận chuyển hay tìm kiếm cứu nạn. Ông Karniol nhận xét gần đây Việt Nam đã có hiều động hái tăng cường năng lực phòng thủ biển để bảo vệ nguồn lợi và chủ quyền, đồng thời đối phó với hành động ngày càng ráo riết của Trung Quốc tại Biển Đông. Khoảng chục năm trước, Việt Nam đã mua của Bắc Triều Tiên hai tàu ngầm nhỏ, loại Sang-O hoặc Yugo. Đầu năm nay, Việt Nam cũng được tin chuẩn bị mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga, tăng đáng kể khả năng tác chiến dưới nước. Năm ngoái, còn có tin Hà Nội đã ký hợp đồng trị giá 670 triệu đôla Mỹ với Moscow hằm mua trang thiết bị quân sự, trong có các phụ tùng tàu chiến để tự lắp ráp tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà. Chi tiết về hợp đồng này còn khá sơ sài, nhưng người ta cho rằng trong đó có các tàu phục vụ hải quân cả ngoài khơi lẫn ven biển. Một số nguồn tin cho rằng hợp đồng này là để thay thế việc hủy một hợp đồng chế tạo 20 tàu tuần tra trọng tải 400 tấn mà Việt Nam ký từ trước với Ukraina nhưng chỉ hoàn thành được sáu chiếc. Mới đây, Việt Nam cũng loan báo việc thành lập Vùng 2 hải quân để bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế giáp Trường Sa.
|