Home Tin Tức Thời Sự 22 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ ở Cairo

22 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ ở Cairo PDF Print E-mail
Tác Giả: VOA   
Thứ Hai, 21 Tháng 11 Năm 2011 11:36

Nhiều người biểu tình đã hô khẩu hiệu “Người dân muốn lật đổ thống chế


 Hình: Reuters / Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Quảng trường Tahrir ở Cairo, ngày 21 tháng 11, 2011


Các giới chức tại các nhà xác của Ai Cập cho hay ba ngày đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đòi dân chủ đã khiến ít nhất 22 người thiệt mạng trên khắp cả nước.

Một giới chức trước đó nói rằng vụ bạo động đã làm ít nhất 33 người chết.

Giới chức này sau đó thay đổi số người chết xuống còn ít nhất 22 người sau khi phát hiện ra rằng 11 cái chết khác không liên quan đến vụ bạo động chính trị.

Thông tín viên của đài VOA tại Cairo cho hay ngày hôm nay người biểu tình tiếp tục chiếm Quảng trường Tahrir, trong khi lực lượng an ninh phun hơi cay vào những người biểu tình ném đá vào cảnh sát.

Các vụ đụng độ cũng nổ ra gần Bộ Nội vụ Ai Cập.

Hãng thông tấn Reuters trích lời một giới chức quân đội nói rằng bộ này đã đề nghị được bảo vệ trước những người biểu tình phẫn nộ đang kêu gọi quân đội cầm quyền nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự.

Các giới chức cho hay bạo động đã làm hơn 1.700 người bị thương.

Cảnh sát ở Cairo đang tìm cách giải tỏa quảng trường nơi các nhà hoạt động đã cắm trại sang tới đêm thứ ba liên tiếp.

Cảnh sát Ai Cập và binh sĩ đã giải tán các nhà hoạt động trong một thời gian ngắn hôm chủ nhật bằng hơi cay, đạn cao su và đạn mã tử.

Người biểu tình đã tràn qua nhiều thành phố khác của Ai Cập, gồm cả Alexandria và Suez.

Nhiều người biểu tình đã hô khẩu hiệu “Người dân muốn lật đổ thống chế,” ám chỉ ông Mohamed Hussein Tantawi, lãnh đạo Hội đồng Tối cao của Lực lượng Vũ trang.

Hội đồng do ông Tantawi lãnh đạo đã lên nắm quyền hồi tháng Hai khi cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống chuyên quyền Hosni Mubarak.

Các nhà hoạt động dân chủ đã chỉ trích hội đồng này vì việc đặt ra các qui định cho một hiến pháp mới khiến một số vấn đề quân sư được đặt ra ngoài quyền kiểm soát dân sự.

Các nhà hoạt động cũng muốn nhà cầm quyền quân sự ngưng đưa thường dân ra xét xử tại các tòa án quân sự.