Obama công du châu Á, một chuyến đi thành công mỹ mãn |
Tác Giả: Đức Tâm |
Chúa Nhật, 20 Tháng 11 Năm 2011 20:18 |
Obama rời châu Á, nhưng Hoa Kỳ thì ở lại.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vẫy tay chào từ chuyên cơ Air Force One khi rời Bali, Indonesia ngày 19/11/2011.
Thông điệp của Tổng thống Obama rất rõ ràng : « Tại vùng châu Á-Thái Bình Dương của thế kỷ 21 này, Hoa Kỳ hoàn toàn có vị trí của mình ». Đây là một hợp đồng lớn chưa từng thấy đối với tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ, trị giá lên tới gần 22 tỷ đô la, tạo khoảng 110 ngàn việc làm tại Mỹ. Bên cạnh đó, phía Indonesia còn dự tính mua thêm 150 máy bay, đưa tổng giá trị hợp đồng lên tới gần 35 tỷ đô la. Thông báo về hợp đồng mua bán máy bay này được đưa ra đúng thời điểm, vào lúc tỷ lệ được lòng dân của ông Obama, người chắc chắn sẽ ra tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, đang xuống thấp, kinh tế Mỹ gặp khó khăn và thất nghiệp dao động ở mức 9%. Do vậy, Tổng thống Obama đã khẳng định là chính quyền của ông « đã đóng vai trò quyết định trong việc đạt được thỏa thuận này ». Từ nhiều năm qua, Miến Điện bị công đồng quốc tế tố cáo vi phạm nhân quyền trầm trọng, bị cô lập và nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện tại châu Á -Thái Bình Dương, khu vực đôi khi được coi là sân sau của Bắc Kinh, đã làm cho Trung Quốc khó chịu. Sự ganh đua, cạnh tranh Mỹ -Trung đã ngự trị rõ nét ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Bên lề Hội nghị, Tổng thống Mỹ Obama đã hội đàm trong vòng một tiếng đồng hồ với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Mặc dù có được đồng thuận trên một số hồ sơ như Bắc Triều Tiên, Iran, quan hệ Mỹ -Trung vẫn tỏ ra căng thẳng, gay gắt, đặc biệt trong hai vấn đề : Washington tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp so với đô la, gây mất cân đối trong trao đổi mậu dịch song phương. Về hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn kiên quyết bác bỏ chủ trương của Hoa Kỳ muốn giải quyết qua đàm phán đa phương. Ông Obama trấn an là Hoa Kỳ « không lo ngại » Trung Quốc và không tìm cách ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc là có ý đồ bành trướng, và cảnh báo Washington không nên can thiệp vào công việc của Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn AFP, ông nhấn mạnh : « Chính phủ Trung Quốc đã đón nhận một cách thuận lợi việc Hoa Kỳ tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhưng điều đáng tiếc là thiện chí này đã không được đáp lại tích cực ». Còn chuyên gia David Steinberg, đại học Georgetown, Hoa Kỳ cho rằng Bắc Kinh « ngờ vực » trước mọi cử chỉ của Washington. « Họ nhìn những gì đang làm tại Miến Điện một cách ngờ vực. Họ xem tất cả những gì đang làm tại Biển Đông một cách ngờ vực, có thể tại Úc cũng vậy ». Theo ông, Hoa Kỳ đang tìm cách tạo dựng « một kiến trúc » kinh tế và an ninh tại châu Á giúp giải quyết các tranh chấp và thúc đẩy quan hệ kinh tế, trên cơ sở những luật lệ mà Mỹ chấp nhận được.
|