Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-11-2011 |
Tác Giả: Trọng Thành |
Thứ Hai, 14 Tháng 11 Năm 2011 11:38 |
Giới ly khai Miến Điện lo ngại bà Aung San Suu Kyi bị vô hiệu hóa
« Bà Aung San Suu Kyi bị kẹt trong trò chơi hai mặt của tập đoàn quân sự »: qua tựa đề trên, Le Figaro truyền đạt lại thái độ của một số nhà ly khai Miến Điện, không đồng tình với việc lãnh tụ đối lập đã « tỏ ra hòa giải quá mức với các tướng lĩnh ». Theo phóng viên của Le Figaro từ Bangkok, một năm sau ngày được trả tự do, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi vẫn luôn là niềm hy vọng cho một thay đổi lớn tại Miến Điện. Chân dung của bà, vốn bị cấm trong một thời gian dài, giờ đây được bày bán khắp nơi. Một giảng viên đại học Miến Điện lưu vong tại Chiang Mai cho biết, bất chấp 14 năm bị quản thúc và các cuộc bầu cử giả mạo do giới tướng lĩnh tiến hành nhằm gạt bà ra ngoài, nhà đối lập vẫn luôn được rất đông đảo dân chúng ngưỡng mộ và tiếp tục có một vai trò trọng yếu trên sân khấu chính trị. Ông Bertil Lintner giải thích, sở dĩ giới cầm quyền đã có những nhân nhượng như : thả tù chính trị, nới lỏng kiểm duyệt, thành lập ủy ban nhân quyền, … là do họ hiểu ra mức độ ảnh hưởng lớn lao của « Bà » (tên gọi kính cẩn mà nhiều người dân Miến Điện dùng để gọi Aung San Suu Kyi) trong xã hội, và họ làm những chuyện này để được quốc tế nới lỏng trừng phạt và được bầu làm chủ tịch luân lưu của Asean vào năm 2014. Theo nhà đối lập lưu vong Kwa Zwa Moe, trước một chính quyền luôn luôn do giới quân sự thao túng, nhà đối lập tránh đối đầu trực tiếp, mà đi vào các lĩnh vực ít nhạy cảm về chính trị, như môi trường, sức khỏe và các mạng lưới xã hội. Như vậy, bà Aung San Suu Kyi chơi trò « mèo vờn chuột » với giới cầm quyền, đang muốn lợi dụng uy tín của bà. Tuy nhiên, theo nhà ly khai, nếu lãnh đạo đối lập chỉ bó hẹp các hoạt động của mình bằng việc khai trương các thư viên, phân chia thóc gạo cho những người thiếu đói và khuyến cáo mọi người nên kiên nhẫn, … thì uy tín chính trị của bà có nguy cơ bị suy sụp. Đối với dân chúng Miến Điện, nhà lãnh đạo đối lập trở thành « vị thần dân chủ ban phát những điều tốt lành », nữ thần có thể giải phóng dân chúng khỏi áp bức. Nhà chính trị học Bertil Lintner khẳng định, con đường truy cầu giải phóng cá nhân mang tính tâm linh của nhà lãnh đạo dân chủ ít xuất phát từ một chương trình hành động chính trị cụ thể, chính điều này đã trở thành một điểm yếu của bà. Về xung đột tại Syria, Libération có chùm bài liên quan đến tình hình đang trở nên hết sức căng thẳng tại Syria. « Tâm sự của các quân nhân đào ngũ Syria », phóng sự do đặc phái viên gửi về từ Liban, dẫn lời của các cựu sĩ quan và binh lính đào ngũ. Các quân nhân đào ngũ đã lập ra một tổ chức mang tên Quân đội Syria tự do. Nhiệm vụ mà nhóm vũ trang này tự đặt ra cho mình là tấn công tiêu diệt mọi lực lượng quân đội hay an ninh đàn áp các đoàn biểu tình hòa bình, để bảo vệ thường dân. Họ đặc biệt chú ý đến các shabiba - lực lượng bán quân sự địa phương -, thường đàn áp dân chúng, theo lệnh của chính quyền. Cựu sĩ quan đào ngũ, lãnh đạo nhóm chiến binh nổi dậy tại Homs đề nghị quốc tế can thiệp để bảo vệ phong trào đòi dân chủ. Về Châu Á, liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Le Monde có bài « Trại tỵ nạn tự do » để nói về số phận hàng ngàn người chạy trốn khỏi chế độ độc tài toàn trị miền Bắc, nói chung và đặc biệt là việc họ đã được tiếp nhận như thế nào tại miền Nam. Phóng viên Le Monde đưa độc giả tới trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn mang tên Trại Hanawon (« Trại Thống nhất »), cách Seoul không xa. Đa phần là họ phải bắt đầu từ đầu, vì ngay cả những người có bằng cấp, thì bằng cấp ấy cũng không được công nhận. Khoảng 15% người tỵ nạn rơi vào thất nghiệp và suy nhược tinh thần. Cuộc sống tại Hàn Quốc đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực độc lập, trong khi những người đến từ miền Bắc dù nghèo khổ hơn những lại thường được đùm bọc trong cộng đồng. Khoảng từ 3.000 đến 5.000 người tỵ nạn Bắc Triều Tiên tại Hàn Quốc kiếm được tiền để gửi về cho gia đình cũng qua các mạng lưới trung gian như vậy, với tổng số tiền ước tính khoảng 10 triệu euro. Nguyên nhân của tử vong là do các thiết bị, đồ dùng trong bếp ăn không bảo đảm an toàn. Số lượng người chết « vì bếp ăn » như vậy là gấp đôi số người tử vong do sốt rét và gần bằng số người thiệt mạng vì Sida. Giám đốc điều hành của Liên minh này cho biết, sẽ lắp đặt 100 bếp ăn sạch từ đây đến năm 2020. Tháng 2/2011, các chuyên gia từ 42 nước trên thế giới tập hợp tại Perou để khởi động cho chương trình hành động thiết lập các tiêu chuẩn bếp ăn an toàn và hiệu quả. Trang nhất các nhật báo Pháp Về thời sự quốc tế hôm nay, các báo Pháp đặc biệt quan tâm đến cuộc khủng hoảng Syria, vừa bước sang một giai đoạn mới, với việc Liên đoàn Ả Rập ra quyết định đình chỉ quy chế thành viên của Syria. « Al-Assad bị các lãnh đạo Ả Rập bỏ rơi » là hàng tựa ngay trên đầu trang nhất của Le Figaro. « Syria. ‘‘Bắn vào đám đông, tôi không thể’’ », Libération chạy tít. Tờ báo cho biết, trong khi Liên đoàn Ả Rập nâng mức cảnh báo đối với Damas, thì nhiều cựu sĩ quan Syria ủng hộ cuộc nổi dậy vũ trang chống chế độ độc tài. Tờ báo cho biết, ngày mai, Ủy ban Châu Âu sẽ công bố các quy chế pháp lý mới nhằm giới hạn tầm ảnh hưởng của các công ty thẩm định tài chính. « Berline kêu gọi tăng cường quan hệ Pháp-Đức » là chủ đề chính trên trang nhất Le Monde. |