Home Tin Tức Thời Sự Trích Hồi ký của cựu Thủ tướng Anh TONY BLAIR 'CUỘC ĐỜI CHÍNH TRỊ CỦA TÔI' (3)

Trích Hồi ký của cựu Thủ tướng Anh TONY BLAIR 'CUỘC ĐỜI CHÍNH TRỊ CỦA TÔI' (3) PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn MinhTâm dịch.   
Chúa Nhật, 13 Tháng 11 Năm 2011 07:31

... DĨ NHIÊN, BA ÔNG CLINTON, BUSH OBAMA có cá tính khác nhau. Nhưng cảba ông đều có chung một điểm...

 Một Quan Niệm Rõ Ràng Về Quốc Gia

... DĨ NHIÊN, BA ÔNG CLINTON, BUSH OBAMA có cá tính khác nhau. Nhưng cảba ông đều có chung một điểm. Đó là họ có cùng một quan niệm rất rõ ràng về nước Mỹ. Là một cường quốc, nước Mỹ phải sử xự, phải lãnh đạo nuớc mình và thế giới như thế nào. Trên thế giới, có nhiều nhà lãnh đạo khác nhau, thuộc mọi xu hướng, cá tính khác nhau, và tôi đã từng gặp đủ loại nguyên thủ, lãnh đạo. Tôi nhớ có lần tôi ngồi họp trước mặt một vài nhà lãnh đạo, họ dở đến mức độ trong bụng tôi phải rủa thầm: “Lậy Chuá tôi, sao dân chúng của nước nào mà bất hạnh đến thế, họ có những tên lãnh tụ ngu như bò.”. Vâng, bạn sẽ gặp những nhà lãnh đạo ngu si, ích kỷ, tham lợi, nhỏ mọn, và tính khí không xứng đáng làm lãnh tụ. Có những người trông hết sức quái đản, sản phẩm của một hệ thống chính trị điên rồ, bệnh hoạn. Có những nhà lãnh đạo vừa bất tài, vừa ngô nghê, không biết tí gì về vai trò, quyền hạn của mình. Đã có lần tôi hỏi một câu hơi tàn nhẫn khi được tin về một nhà lãnh đạo qua đời: “Làm sao họ dám nói như vậy về lãnh tụ của họ?”. Nhưng cạnh đó, lại có những nhà lãnh đạo vừa thông minh, vừa khôn ngoan và tử tế. Họ là những người làm cho bạn phải cảm phục và quí mến. Và chính ở điểm này chúng ta cần ghi nhận: Có rất nhiều người hội đủ những đức tính đó, nhiều hơn mức bạn thường nghĩ. 

Theo ý của tôi, ngoài những thử thách về chính sách, óc phán xét, tài năng chính trị, và khả năng thao lược, cuộc thử thách quan trọng về tài lãnh đạo của vị nguyên thủ là  thử xem ông ta có đặt quyền lợi quốc gia trên hết hay không. Ông ta có đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc cao hơn lợi ích chính trị cá nhân của mình hay không? Đó chính là cuộc thử nghiệm tối thượng. Có rất ít vị nguyên thủ đậu được cuộc thi này. Cả ba vị tổng thống tôi vừa kể trên đều làm được chuyện đó, có điều là vì một lý do ẩn số, lòng dạ của họ không được biểu lộ ra ngoài để moi người thấu hiểu.


 
Thành phố New York (Mỹ)

Người Mỹ có thể bị tai tiếng đủ điều đối với thế giới bên ngoài, nào là kiêu ngạo, ồn ào, ích kỷ chỉ lo phận mình, hiếp đáp người khác, và nặng tay với bạn bè. Nhưng chắc chắn nuớc Mỹ vẫn là một nước giầu mạnh, hùng cường vì một lý do nào đó. Người ta vẫn nhìn vào nước Mỹ như một tấm gương để noi theo, phải chăng nước này có tinh hoa riêng của nó. Vâng, trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mã thượng, hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, xuất phát từ tinh thần khai phá biên cương mới để lập nghiệp, và nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến đấu dành độc lập, đến cuộc Nội Chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện tình cờ. Tất cả đã làm thành một nước Mỹ vĩ đại. Cái tinh thần mã thượng này không có nghĩa là người Mỹ tử tế, tốt hơn, hay thành công hơn người nước khác. Nó chính là cảm nghĩ của họ về đất nước mình sống. Chính lòng nhiệt tình của họ đối với xứ sở đã phá bỏ được những ngăn cách về mầu da, giai cấp, tôn giáo, hay qúa trình trưởng thành.

Lý tưởng của người  Mỹ là những giá trị đạo đức mà họ ấp ủ. Lý tưởng này gồm có: Tự do cá nhân, Tôn trọng luật pháp, Dân chủ. Nó cũng nằm trong quá trình thành đạt của mỗi cá nhân: hễ giỏi là được  trọng dụng, phải tự làm lấy, và siêng năng, chịu khó tất sẽ thành công.. Song có lẽ điểm quan trọng nhất phải nói là mọi người Mỹ đều ước ao duy trì cho được những giá trị trên, và ráng bảo vệ những giá trị đó. Họ coi những giá trị đó là ưu tiên hàng đầu cho cá nhân mình, sau đó là cho đất nước. Chính vì những giá trị đạo đức này, giúp cho nước Mỹ cương quyết  đương đầu với những khó khăn, thử thách. Vì lý tưởng đó mà binh lính Mỹ chấp nhận hy sinh. Vì nó mà mọi người dân Mỹ du sang giầu hay nghèo hèn đều sẵn sàng đứng nghiêm chỉnh chào khi bản quốc ca “The Star-Spangled Banner” được trổi lên. Hiển nhiên là lý tưởng đó không phải lúc nào cũng được thực hiện, song mọi người đều cố gắng thực thi cho bằng được.

 Người Mỹ Cần Phải Duy Trì Lòng Tự Tin.

VÀI NĂM SẮP TỚI, DÂN MỸ SẼ ĐƯỢC DỊP THỬ THÁCH VỀ TÁNH TÌNH CỦA MÌNH. Nước Mỹ sẽ không yêu mến người giữ chức tổng thống nhiều như những vị tổng thống trước đây. Nhưng nước Mỹ vẫn nên duy trì sự tin tưởng, lòng tin vào đất nước của mình. Đó là một lý tưởng, nhờ nó mà chúng ta có tinh thần lạc quan, làm được thành tích mới, hãy ráng gìn giữ nó. Sự tự tin là một bảo vật, tặng phẩm quí báu cho một quốc gia.

Thế giới có thể thay đổi. Một vài nước mới trở thành cường quốc. Nhưng điều đó không làm suy giảm nhu cầu phải có lý tưởng của dân Mỹ. Lý tưởng này giúp cho nước Mỹ trẻ trung trở lại, tái xác nhận vị thế của mình, và tăng thêm trách nhiệm của nó.Bao giờ cũng hay có trường hợp thử thách xem người dân có còn muốn can dự, nhập cuộc, hay họ muốn rút lui, nhảy ra khỏi cuộc chơi.Tôi nghĩ câu trả lời trong trường hợp của nước Mỹ nằm ở lý tưởng mà dân nước này thường ấp ủ.

Tôi có một người bạn, cha mẹ của anh là người di dân sang Mỹ lập nghiệp. Họ là người gốc Do Thái ở Âu châu đến Mỹ để tìm kiếm sự an ninh. Cha mẹ của anh định cư, và sinh sống  ở New York Gia đình không thuộc vào hàng khá giả cho lắm. Cha của anh chết lúc anh còn nhỏ. Mẹ của anh tiếp tục ở vậy nuôi con. Sau một thời gian, anh lớn lên, trưởng thành và trở nên giầu có. Anh thường mời mẹ anh đi chơi xa, ra ngoài nước Mỹ. Nhưng bà chẳng bao giờ chịu đi chơi đâu cả. Cuối cùng đến khi cụ mất, gia đình đi tìm cái hộp đựng nữ trang của cụ, cất gởi trong tủ sắt của ngân hàng. Trong tủ sắt này, con cháu còn tìm thấy một cái hộp nhỏ khác. Hộp này không có chìa khoá. Vì vậy họ phải dùng khoan để mở ra. Họ thắc mắc không hiểu bà cụ để món nữ trang quí giá gì ở trong đó, đến nỗi phải cất kỹ như vậy. Mở được nắp hộp ra. Trong đó có thêm một lớp giấy bao nữa, và cuối cùng là một bao thơ. Mọi người tò mò, hồi hộp không hiểu trong bao thơ đó có cái gì. Bao thơ đó đựng cái chứng chỉ trở thành Công Dân Mỹ của bà cụ  Ngoài ra, không có gì khác. Chứng chỉ trở thành công dân Mỹ của bà cụ được cụ coi quí trọng như bảo vật, quí hơn bất cứ loại báu vật nào của cụ. Vâng, trở thành công dân Mỹ là điều bà cụ trân qúi nhất. Ngày nay, nước Mỹ cũng nên quí trọng đất nước, dân chúng của mình như vậy.