Phong trào chống đối tại Châu Âu chủ yếu là để phản đối các chính sách cắt giảm chi tiêu
Phong trào phản kháng xuất phát từ phong trào "Những người phẫn nộ" ở Tây Ban Nha (RFI)
Theo tin từ mạng 15october.net, hôm nay 15/10/2011, phong trào phản kháng « Những người phẫn nộ » đã biểu tình tại 951 thành phố, ở 82 quốc gia với khẩu hiệu duy nhất kêu gọi « Đoàn kết vì một sự thay đổi toàn cầu ». Đây là làn đầu tiên phong trào phản kháng này biểu dương lực lượng trên toàn thế giới.
Xuất phát từ phong trào « Những người phẫn nộ » tại thủ đô Madrid -Tây Ban Nha và « Chiếm lấy Wall Street » ngay tại vành nôi tư bản là thành phố New York, nhiều cuộc biểu tình diễn ra từ sáng sớm hôm nay trên đường phố Sydney, Hồng Kông và Tokyo. Thông điệp trên mạng 15october.net ghi rõ : « Từ Âu sang Á, từ châu phi đến châu Mỹ người dân vùng lên để đòi một nền dân chủ thực thụ. Những siêu cường chỉ pục vụ cho quyền lợi của một số ít mà quên đi nguyện vọng của người dân. Tình trạng này phải được chấm dứt. Theo AFP đã có khoảng 500 người tuần hành tại khu tài chính của Hồng Kông để phản đối những bất công của một mô hình tư bản quá độ.
Một người biểu tình cho biết anh tham gia phong trào mang tên « Occupy Central » để bày tỏ tình liên đối với người biểu tình ở Wall Street.
Bản thân Hồng Kông là một biểu tượng của thế giới tư bản do thành phố với 7 triệu dân này đã trở thành một trong những thị trường tài chính hàng đầu của châu Á, đồng thời đây cũng là địa bàn hoạt động của nhiều tậpd dàon đa quốc gia. Cuộc tuần hành tại Sydney huy động được khoảng 600 người. Trong lúc tại thủ đô Nhật Bản, chỉ có khoảng hơn 100 người biểu tình hô to khẩu hiệu « chiếm lấy Tokyo » và theo ban tổ chức thì người dân xuống đường để bày tỏ phẫn nộ sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Cảnh sát chống bạo động Hàn Quốc dùng vòi rồng giải tán khoảng 200 người biều tình. Ngoài khu vực châu Á, phong trào phản khán chống tư bản và tài chính có sức thu hút cao hơn : thủ đô Ý, chờ đợi hơn 200 000 người vào chiều nay. Chính phủ huy động 1500 nhân viên cảnh sát đẻ bảo vệ trật tự.. Còn tại thủ đô Luân Đôn, cũng đã có khoảng 300 người tập hợp tại khu tài chính City và chỉ một giờ sau khi khởi đổng, các cuộc đụng độ với cảnh sát đã diễn ra.
Tại Madrid, ban tổ chức chờ đợi hàng trăm ngàn người hưởng ứng kêu gọi « vùng lên » và dòng người sẽ đổ về quảng trường Puerta del Sol nơi khai sinh phong trào « những người phẫn nộ » từ ngày 15/05/11. Tuần hành trên đường phố Paris chỉ bắt đầu vào 5 giờ chiều. Bên kia Đại Tây Dương, phong trào Occupy Wall Street kêu gọi tập hợp tại quảng trường Times Square- New York vào 5 giờ chiều nay. Hiện đã có ít nhất 8 thành phố tại Canada hưởng ứng phong trào chống tư bản tài chính quốc tế. Phong trào chống đối tại Châu Âu chủ yếu là để phản đối các chính sách cắt giảm chi tiêu công cộng đặc biệt là tại các nước đang gặp khó khăn kinh tế, tài chính nghiêm trọng nhất trong khối euro.
Còn tại Mỹ, phong trào phản kháng tập trung vào tình trạng thất nghiệp, vào những ưu đãi mà chính quyền đã dành cho giới ngân hàng và tài chính ở Wall Street. |