Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14 Tháng 10 Năm 2011 |
Tác Giả: Trọng Thành |
Thứ Sáu, 14 Tháng 10 Năm 2011 10:21 |
Niềm hy vọng đang lên về một « mùa xuân Miến Điện »
Bài xã luận trên trang nhất Le Monde chạy hàng tựa « Niềm hy vọng đang lên về một ‘‘mùa xuân Miến Điện’’ ». Bài viết nhận định : Một trong những quốc gia khép kín nhất trên thế giới đang mở ra. Nền độc tài hung ác tồn tại từ năm 1962 dường như đang bắt đầu chuyển đổi. Bốn năm sau « cuộc nổi dậy của các tăng ni », bị tập đoàn quân sự đàn áp trong máu, trong hiện tại nhiều người rất hy vọng việc Miến Điện sẽ dân chủ hóa. Ngày 12/10 vừa qua, chính quyền Miến Điện đã tuyên bố trả tự do cho 120 tù chính trị. Chính quyền cũng thành lập một ủy ban nhân quyền. Cách đây vài tuần, Ủy ban này thừa nhận ở Miến Điện có các « tù nhân lương tâm ». Đây là chuyện xảy ra lần đầu tiên tại quốc gia độc tài này. Hơn nửa thế kỷ sau cú đảo chính đưa các tướng lĩnh hung hăng, ngu dốt và tham nhũng lên nắm quyền, tân tổng thống Miến Điện hiện nay đứng trước sứ mệnh phải thực hiện một cuộc chuyển đổi đầy khó khăn, hướng đến một chế độ dân sự và dân chủ. Biện pháp này, cùng với một loạt các sáng kiến khác, nhìn trong tổng thể, đã mang lại niềm hy vọng rằng, tại vùng Đông Nam Á, sẽ có một « mùa xuân Miến Điện ». Dường như tổng thống mới của Miến Điện đã quyết định đưa ra một tín hiệu cho thấy sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, ngược hẳn lại với các diễn văn đầy tính hoang tưởng của những người tiền nhiệm. Bà đã tới thủ đô gặp tổng thống và liên tục đối thoại với đại diện của chính phủ. Trong hiện tại, Aung San Suu Kyi là hiện thân cho một đối lập bị chia rẽ và suy yếu, sau các đàn áp. Sứ mệnh của bà là hết sức khó khăn. Quá trình dân chủ hóa đang diễn ra do chính quyền chủ trì, vẫn bị nhiều người nghi ngờ là không thành thực. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, còn tới hơn 2.000 tù nhân chính trị bị giam giữ. Hôm nay, bộ trưởng Tài chính và thống đốc các ngân hàng Trung ương của các nước trong nhóm G20 họp tại Paris, để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G 20 sẽ được tổ chức vào các ngày mồng 3 và 4/11 tại Cannes, miền nam nước Pháp. Nhân dịp này, báo kinh tế Les Echos, có bài « Paris tiết lộ các đề xuất của Pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng châu Âu ». Mặt khác, G 20 cũng muoson trấn an các đối tác cho dù sơ đồ cứu vớt đồng euro còn phải được tiếp tục thảo luận tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu, ngày 23/10 tới đây. Lợi thế của việc chuyển đổi này là các nước có thể đề nghị Ngân hàng Trung ương châu Âu – BCE - giúp đỡ khi cần thiết. Tuy nhiên, đây chỉ là một gợi ý, bởi vì BCE đã phản đối việc này. Về việc nâng mức vốn cho Quỹ, Pháp và Đức không chống nhưng cho rằng mức vốn là 440 tỷ € là đủ. Do vậy, giải pháp có thể sẽ là cho phép Quỹ FESF đứng ra bảo lãnh các công trái được phát hành bởi các nước đang gặp khó khăn về tài chính. Điều này cho phép FESF không cần phải huy động một nguồn tài chính quá lớn. Cơ chế MES do các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro lập ra hồi tháng Ba năm nay và theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ giữa năm 2013, nhằm hỗ trợ tài chính cho các nước trong khu vực đồng euro gặp khó khăn. Lợi thế của cơ chế MES là các quyết định quan trọng chỉ cần đồng thuận trong hội đồng các thống đốc Ngân hàng Quốc gia các thành viên khối euro, trong khi mọi kế hoạch liên quan đến FESF đều phải được Quốc hội 17 thành viên phê chuẩn. Đối với Pháp, hoàn toàn có thể quản lý được việc để cho Hy Lạp bị phá sản một phần, « có chọn lọc ». Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu lại chống lại việc để cho một Nhà nước trong khu vực đồng euro phá sản, cho dù chỉ là mất khả năng thanh toán một phần nợ công, đồng thời BCE cũng không đồng ý bắt khu vực ngân hàng tư nhân phải gánh chịu hậu quả. Theo bộ Tài chính Pháp, trong trường hợp xấu nhất, Paris có thể bắt các ngân hàng giảm bớt hoặc không chia lãi cho các cổ đông và dùng số lãi cổ phiếu để nâng mức vốn tự có. Mặt khác, từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng Pháp đã bổ xung vào nguồn vốn tự có khoảng 50 tỷ euro. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, cần phải nâng mức vốn tự có lên đến 9%. Pháp không phản đối, nhưng nhấn mạnh là cần phải có lịch trình để thực hiện việc này. Các bài viết này được L’Humanité dẫn lại từ các tham luận tại Hội thảo quốc tế về các xung đột trong lĩnh vực lao động, vừa được tổ chức tại Vienna (Áo) cuối tháng trước, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động nghiệp đoàn, các đại diện của nhiều tổ chức phi chính phủ Châu Âu và Trung Quốc. Công đoàn chính thức của Trung Quốc hiện nay (ACFTU) đứng trước một thách thức lớn. Nếu như không thay đổi để đóng vai trò đại diện cho các quyền lợi của công nhân, công đoàn này sẽ bị cô lập. Trên thực tế, công đoàn chính thống Trung Quốc không có chân trong các tổ chức nghiệp đoàn chủ yếu trên thế giới, như CSI – Liên hiệp nghiệp đoàn quốc tế, OIT – Tổ chức Lao động Quốc tế, hay FSM – Liên hiệp Công đoàn Thế giới. Tuy nhiên, lãnh đạo nghiệp đoàn Áo cũng ghi nhận một số nỗ lực mới đây của Công đoàn chính thức của Trung Quốc tham gia đối thoại với quốc tế, đặc biệt với nghiệp đoàn các nước phát triển, chủ yếu qua các kênh phi chính thức. Nhà nghiên cứu Huang Jisu, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, thì cho rằng cái giá phải trả về xã hội và con người cho sự phát triển kinh tế hiện nay là quá lớn, vì vậy cần phải sáng tạo ra một mô hình khác cho tương lai. Ông cho biết, năm 2010, khoảng 600 tổ chức nghiệp đoàn với 2.000 đại diện của công nhân hoạt động độc lập với Công đoàn của Nhà nước, tại Trung Quốc. Giảng viên đại học Anh Quốc phỏng đoán, hệ thống chính trị hiện nay tại Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế sự nổi lên của một phong trào công nhân ở quy mô quốc gia. Xu thế này, nếu trở thành hiện thực, mang trong lòng nó nguy cơ đốm lửa biến thành đám cháy, các phản kháng tự phát mang tính địa phương một khi bùng lên, sẽ lan tràn không kiểm soát nổi, như cựu chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông từng tuyên truyền. Trong các chủ đề quốc tế hôm nay, Le Figaro và Le Monde đặc biệt chú ý đến việc các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ bị nhiều ý kiến phản đối. Đặc biệt sau vụ giáo sĩ Anwar al-Awlaqi, quốc tịch Mỹ, gốc Yemen, bị máy bay không người lái bắn chết tại Yemen, vì bị kết tội chủ trương tổ chức Thánh chiến khủng bố chống Hoa Kỳ. Theo Le Monde, riêng tại Pakistan tổng thống Obama đã tăng lên gấp năm lần số các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, so với thời tổng thống Bush. Số lượng người bị thiệt mạng do các cuộc tấn công này là khoảng 1.300, tức là cũng tăng gấp năm lần. Đa số người Mỹ (khoảng 60%, theo một điều tra dư luận) ủng hộ cách tổng thống Mỹ tiến hành chống khủng bố. Tại sao người bị quy tội cổ vũ cho khủng bố lại không được hưởng một phiên toà công bằng ? « Anh Quốc hiện đại hóa các quy tắc kế vị ngôi báu » là chủ đề thứ hai trên trang nhất Le Figaro. « Từ Châu Âu sang nước Mỹ, những người ‘‘phẫn nộ’’ là ai ? », tờ La Croix quan tâm đến phong trào Chiếm lấy phố Wall (Occupy Wall Street) tại nước Mỹ hiện nay, bằng cách so sánh với các phong trào chiếm các vị trí mang tính biểu tượng tại nhiều quốc gia Châu Âu, bùng phát từ sáu tháng nay. Tờ báo nhấn mạnh đến đề nghị của chính phủ Pháp tại hội nghị Tài chính của nhóm G20 đang diễn ra hôm nay và ngày mai tại Paris. Le Monde ghi nhận trên trang nhất : « Tranh luận Aubry – Holland (hai ứng cử viên lọt vào vòng hai), chương trình tranh cử kết thúc trong không khí căng thẳng ». « Các cử tri của vòng bầu cử sơ bộ. Đến lượt các bạn ! » là hàng tựa chính của Libération. Tờ báo mô tả không khí phân vân trong giới cử tri của đảng Xã hội trước ngày bỏ phiếu. Le Figaro nhấn mạnh đến phản ứng của lãnh đạo đảng cầm quyền UMP François Copé về « các vùng tối trong dự án [tranh cử tổng thống] của đảng Xã hội ». « Bầu cử sơ bộ của đảng Xã hội. Hãy đi tìm sự khác biệt ! » Báo l’Humanité tỏ ra thất vọng với cuộc tranh luận giữa hai ứng viên vòng hai của đảng Xã hội với nhận xét: « Cuộc đọ sức tối thứ Tư đã kết thúc với kết quả không ai hơn ai. Hai ứng viên đã thể hiện rất ít bất đồng ». |