Sống chết bên nhau |
Tác Giả: Huy Phương / Người Việt |
Thứ Ba, 11 Tháng 10 Năm 2011 15:52 |
Trở về nhà sau 36 năm “Hài cốt người phi công tìm thấy là Trung Úy Nguyễn Văn Tạng và người phụ nữ cùng em bé là vợ con của y tá phi hành Nguyễn Chược (thuộc Phi Ðoàn 257 Trực Thăng)?” Thật ra địa điểm máy bay rơi là Sa Kỳ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Năm ngoái, có một thân nhân ở Ðà Lạt cho biết ở Sa Kỳ năm 1975 người ta có chôn một ông tướng VNCH tên Ðiềm và chỗ này dân chúng tin tưởng rất linh thiêng, hay đến cầu xin và nhang khói, tuy vậy gia đình đã mất lòng tin vì đã cất công tìm kiếm nhiều lần. Trung tá phi công Lê Ngọc Bình. (Hình do gia đình cung cấp) Rất may mắn, sáu thi thể trong đó có Chuẩn Tướng Ðiềm, Ðại Tá Võ Toàn nằm gần một hố bom, cao hơn mặt biển được dân làng mai táng vào đó, nên không hề bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Vì sự linh thiêng của người chết mà dân trong vùng tin tưởng, nên khi gia đình đến nơi, người trong thôn đã chỉ nơi chính xác của ngôi mộ. Qua cuộc điện đàm với chúng tôi sau khi có tin nấm mộ được khai quật, cựu trung tá phi công Lê Ngọc Bình, hiện cư ngụ tại La Fayette, Louisana, cho rằng đây có thể là hài cốt của cố Trung Úy Nguyễn Văn Tạng, co-pilot của ông trong chuyến bay định mệnh này, và người đàn bà và đứa trẻ là gia đình của “y tá phi hành” Nguyễn Chược trong Phi Ðoàn 257 Trực Thăng có nhiệm vụ “tản thương-tìm cứu” mà ông Lê Ngọc Bình là phi đoàn trưởng. Ông Nguyễn Chược đã gửi theo chuyến bay này người vợ và 4 đứa con nhỏ. Về những người khác đi trên chuyến bay ông không biết rõ.
Năm 1973 lúc Chuẩn Tướng Ðiềm được giao trọng trách tư lệnh SÐ 1 thì Ðại Tá Võ Toàn là trung đoàn trưởng Trung Ðoàn IBB. Tháng 3 năm 1975, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh cùng Liên Ðoàn 15 Biệt Ðộng Quân, chịu trách nhiệm bảo vệ hướng Tây và Nam tỉnh Thừa Thiên. Trong lúc hành quân, sư đoàn được lệnh rút về cửa Tư Hiền để thực hiện lệnh tái phối trí Quân Ðoàn I. Theo kế hoạch rút quân, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh cùng các đơn vị phụ thuộc sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo quốc lộ 1 về Ðà Nẵng. Trước sự tấn công của cộng sản và Duyên Ðoàn 13 Hải Quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn, không làm tròn trọng trách, nên cuối cùng Sư Ðoàn 1 Bộ Binh tan rã tại đây, và chỉ khoảng vài nghìn quân nhân về được đến Ðà Nẵng. Ðịnh mệnh đã sắp xếp để cuối cùng hai chiến hữu của SÐ1BB, đã từng chiến đấu bên nhau cùng lên một máy bay trực thăng HU1H do Trung Tá Lê Ngọc Bình lái từ căn cứ Non Nước bay về hướng Nam. Ngày 18 tháng 4 khi CS tiến vào Ðà Nẵng. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình của chúng tôi (và phóng viên quay phim Ðăng Minh SBTN) tại nhà riêng của Cựu Trung Tá Lê Ngọc Bình tại thành phố La Fayette vào tháng 10, 2007, ông Bình xác nhận là không biết có Ðại Tá Toàn trên máy bay hay không, vì trong lúc hỗn loạn và quá đông người. Hai người đều sinh trưởng ở Huế, chiến đấu nhiều năm cho mảnh đất quê hương, nhưng sau tháng 4, 1975, gia đình của hai tử sĩ này đều bị vùi dập, kỳ thị và xua đuổi phải đi dần về phương Nam tìm đất sống và đã “nhận nơi này làm quê hương.”
Ðịa điểm khai quật nấm mộ Chuẩn Tướng Ðiềm và Ðại Tá Võ Toàn. (Hình do gia đình cung cấp)
|