Nợ công của Việt Nam nhiều rủi ro |
Tác Giả: Người việt |
Thứ Ba, 04 Tháng 10 Năm 2011 11:06 |
Nói một đàng, làm một nẻo HÀ NỘI (TH) - Một chuyên viên kinh tế đang giảng dạy chương trình kinh tế Fulbright ở Việt Nam cho rằng nợ công của Việt Nam đang “có nhiều rủi ro” vì đầu tư bừa bãi, lợi ích phe nhóm, nhất là nói một đàng làm một nẻo. Tập đoàn điện lực quốc doanh đang ôm một đống nợ khổng lồ, chỉ riêng nợ của tổng công ty than khoáng sản là 10,200 tỉ đồng (khoảng $610 triệu) không biết đào đâu ra để trả nợ vì nói lỗ triền miên. (Hình: Tuổi Trẻ) Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Thanh Niên hôm Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011, Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh, giám đốc nghiên cứu của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Sài Gòn, đã nêu ra các nguy cơ và nghịch lý đã làm gia tăng nợ công tại Việt Nam. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết ‘tảng băng chìm’ này thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Ðiều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.” Ông nêu ra thí dụ như cảng Thị Vải-Cái Mép ở Bà Rịa Vũng Tàu đầu tư xây dựng lớn và chỉ sử dụng chưa hết 20% công suất nhưng vẫn đầu tư thêm 4 cảng khác ở cùng khu vực. Trong đó, Bộ Giao Thông Vận Tải đi vay ODA số tiền $350 triệu xây thêm một cảng. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2011 là 131,364 tỉ đồng, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước. Ðiều này cho thấy, kỷ luật đầu tư công hiện đang rất lỏng.” Ông nói: “...cắt giảm trong nhiều trường hợp không đúng ưu tiên. Có những dự án rất quan trọng, sắp hình thành nhưng lại bị cắt giảm đột ngột. Ví dụ như dự án xây dựng bệnh viện cấp vùng ở Tiền Giang để giảm tải cho bệnh viện trung ương.” “Vấn đề là ưu tiên thường chạy theo mối quan hệ lợi ích hay ưu ái người có tiếng nói. Trong trường hợp vừa kể trên thì tiếng nói của người nông dân hay doanh nghiệp ở ÐBSCL không thể so được với các tập đoàn nhà nước hay các nhóm khác. Cần hiểu, nếu để xảy ra và tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm đặc quyền đặc lợi và những người làm chính sách thì sẽ dẫn đến các hành vi tham nhũng hoặc trục lợi.” Giải pháp số 2 của cái nghị quyết này là “thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách.” Con số thống kê của Tổng Cục Thống Kê Hà Nội chứng minh nhà cầm quyền đã làm ngược lại bản “nghị quyết” do chính họ đưa ra. (TN)
|