Thư Cho Con: Tướng Công An Trần Ðại Quang Vừa Dọa Vừa Run |
Tác Giả: Giáo Già |
Thứ Năm, 29 Tháng 9 Năm 2011 07:34 |
Sự run sợ này đã hiển lộ qua việc Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hối hả cho tổ chức một cuộc thực tập đối phó với các biến cố đến từ “bạo loạn chính trị”. Ngày 27 tháng 9 năm 2011 H, Trong thư trước Giáo Già có nói tới chuyện biểu tình được “Nhóm Ngày Chủ Nhật” đề nghị: “Lần hẹn thứ 12 của những công dân Việt Nam Yêu Nước vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày Chủ Nhật 18.09.2011” tại 2 địa điểm tập trung:
Nhưng, đúng giờ hẹn, cuộc biểu tình đã không xảy ra. Bản tin được phóng viên Trọng Thành đưa lên đài RFI cho biết: “Hôm nay, 18/9/2011, tại Hà Nội và Sài Gòn đã không diễn ra các cuộc tuần hành như lời kêu gọi được lưu truyền trên mạng vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, theo một số trang mạng trong nước, tại một vài nơi ở hai thành phố này, một số người đã từng tham gia trong các cuộc biểu tình trước đây vẫn tụ hợp trong các quán càfê hoặc trên đường phố để chuyện trò, hay bày tỏ thái độ một cách kín đáo... Các lực lượng an ninh có mặt đông đảo tại khu vực Hồ Gươm (Hà Nội) và xung quanh công viên Quách Thị Trang, Chợ Bến Thành, nhà thờ Ðức Bà (Sài Gòn). Ðây là những nơi đã từng diễn ra các cuộc tuần hành phản đối sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Ðông trong mùa hè vừa qua Có điều đáng lưu ý là tuy cuộc biểu tình coi như bất thành; nhưng, sau đó, trên một số diễn đàn, đọc giả được thấy, tại Sài Gòn, cô Trịnh Kim Tiến, người con gái được vinh danh là hoa hậu biểu tình, trong các lần biểu tình trước, đã từ Hà Nội vào Sài Gòn, xuất hiện trước nhà thờ Ðức Bà [xem hình], với chiếc áo dài trắng thướt tha, trên tay cầm chiếc quạt lớn có viết chữ No U [từng xuất hiện trong các lần biểu tình trước mang ý nói không với đường lưỡi bò, tức chống lại đường lưỡi bò của Trung cộng trên biển Ðông, chiếm cả Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam]. Hình ảnh cũng cho thấy xa xa về phía sau cô Kim Tiến có vài cô khác cũng mặc áo dài trắng trông dáng dấp như cô, đứng 2 bên anh thanh niên, khiến một độc giả trên diễn đàn đã đã ghi vội câu: “Người Sài Gòn rất hân hoan và vinh dự chào đón Hoa Hậu Trịnh Kim Tiến đến từ thủ đô. Hình ảnh cô ấy trước Vương Cung Thánh Ðường đẹp tuyệt vời... đã làm xúc động lòng người thành phố chúng tôi”. Ðến tối, cũng tại Sài Gòn, một cuộc biểu tình thầm lặng đã diễn ra. Theo blog Dân Làm Báo: “Chiều hôm Chủ nhật 18 tháng 9, 2011; lúc 5 giờ chiều, khi thành phố còn đang đắm chìm trong mưa, một đoàn đi xe gắn máy gồm 15 người xuất hiện mặc áo mưa màu vàng, mang thông điện No U, chạy trên tuyến đường khởi đi từ Thanh Ða sang Ðiện Biên Phủ... băng ngang qua Nguyễn Ðình Chiểu, rẽ qua đường Bà Huyện Thanh Quan... Trời mưa rất lớn, rất lạnh... Có nhiều bạn đã ướt lệ cùng mưa khi hô lên những lời yêu nước, những lời hô đã bị tự nén kín trong những lần lặng lẽ biểu tình ngồi, khi chung quanh là những chiếc áo màu xanh và những đôi mắt cú... Tiếng hô yêu nước sang đến đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai thì ngừng lại. Mọi người thầm lặng di chuyển. Bên kia đường là Lãnh sự quán của kẻ lạ... Cuối cùng, 15 thanh niên Sài Gòn lặng lẽ dừng lại trước nhà thờ Ðức Bà. Tượng Ðức Mẹ vẫn còn ướt mưa. 8 giờ 30, trời đã tối. Họ nhìn nhau và lặng lẽ chia tay, lặng lẽ hẹn nhau và ánh mắt gặp nhau trên con đường yêu nước.” Dư âm cuộc biểu tình không dừng lại ở đó. Một bản tin được phóng viên Khánh An của đài RFA loan đi ngày 25.9.2011 cho biết ngày 21.9.2011, bà Ðặng Bích Phương, một trong 3 người tham gia biểu tình bị tạm giam vào ngày 21.8.2011, đã làm đơn yêu cầu khởi tố hình sự đối với Trưởng công an quận Hoàn Kiếm và Giám thị trại giam số 1 của TP. Hà Nội về các tội bắt giữ trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở, chiếm giữ trái phép tài sản và làm nhục công dân. Ðồng thời, chị Bùi Thị Minh Hằng, và anh Nguyễn Văn Dũng, là những người bị bắt giam cùng với chị Bích Phương trong ngày 21.8.2011, cũng làm đơn kiện nhà cầm quyền CSVN với các tội danh tương tự. Bản tin cũng cho biết cả ba đã tham khảo ý kiến luật sư trước khi đưa đơn khởi kiện. Tuy nhiên, vì sự việc xảy ra với mỗi người khác nhau nên từng người sẽ làm đơn riêng theo trường hợp cụ thể của mình. Tuy chuyện biểu tình không còn tiếp diễn trên đường phố nữa, nhưng những sáng kiến của những con dân Việt tha thiết với sự sinh tồn của dân tộc, tha thiết với vận mạng đất nước... dứt khoát không dừng cuộc đấu tranh đập tan “Ðại Họa Mất Nước”, tiếp tục cuộc đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, nhứt là hào khí của cuộc Cách mạng Bông Lài, của Mùa Xuân Ả Rập... vẫn là những tấm gương sáng cho tuổi trẻ ở cả quốc nội lẫn hải ngoại, mà mọi đột biến đang từng ngày khiến CSVN run sợ. Sự run sợ này đã hiển lộ qua việc Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hối hả cho tổ chức một cuộc thực tập đối phó với các biến cố đến từ “bạo loạn chính trị”, và cái bị chúng gọi là “khủng bố”, ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, ngày Thứ Tư, 21.9.2011, chỉ vài ba ngày sau khi hoa hậu biểu tình Trần Kim Tiến bất ngờ xuất hiện và cuộc biểu tình bằng xe gắn máy cũng bất ngờ xuất hiện trong mưa ở Sài Gòn, đồng nhịp với vụ kiện công an và nhà cầm quyền CSVN của các người biểu tình bị chúng đàn áp bắt giam... gồm các cô Ðặng Bích Phương, Bùi Thị Minh Hằng và anh Nguyễn Văn Dũng nêu trên. Tin từ địa phương đăng tải trên web chinhphu.vn, và trang mạng của đài truyền hình CSVN, mô tả cuộc thực tập này qui tụ hơn 200 “cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội” và “các ban, ngành, đoàn thể” địa phương. Bản tin nói rằng: “Thông qua đợt diễn tập đã góp phần nâng cao nhận thức về âm mưu, phương thức, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân về công tác phòng, chống khủng bố, biểu tình, bạo loạn.” Bản tin của VNExpress cũng cho biết, trong dịp này, tướng Trần Ðại Quang, Bộ trưởng Công An, kẻ từng có thành tích man khai lý lịch trên đường thăng quan tiến chức, đã chỉ thị cho thuộc cấp là: “Lực lượng công an phải tham mưu cho cấp chính quyền giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề vướng mắc trong nhân dân, không để hình thành ‘điểm nóng’ và có biện pháp loại trừ kẻ địch lợi dụng để kích động biểu tình, gây bạo loạn...”. Như vậy, sao ở đâu công an cũng thấy có thế lực thù địch, cũng sợ biểu tình, cũng sợ bạo loạn... nhứt là biểu tình tự phát lật đổ bạo quyền độc đảng độc tài như cuộc Cách Mạng Bông Lài, như Mùa Xuân Ả Rập... Còn nhớ, ngày 10 tháng 11 trong năm 2010 vừa qua, trong cuộc thực tập “chống khủng bố” ở Hà Nội, Ðảng và Nhà nước còn điều động cả trực thăng và xe lội nước khi “giải cứu con tin” trên một chiếc tàu ở sông Hồng. Chưa biết cuộc thực tập đối phó với các biến cố của viên tướng Bộ trưởng Công an tân nhiệm Trần Ðại Quang có đe dọa nổi những cuộc biểu tình tự phát sẽ diễn ra trong tương lai gần xa chưa tiết lộ được. Cũng chưa biết cuộc thực tập vừa được hối hả thực hiện đó có hữu hiệu, hay tệ hại hơn thực tế chống cuộc Cách Mạng Bông Lài của Ben Ali ở Tunisia, tệ hại hơn thực tế chống cuộc nổi dậy của người dân chống Hosni Mubarak ở Ai Cập, tệ hai hơn thực tế chống lực lượng lật đổ Gaddafi ở Lybia... hay không; nhưng sự rệu rã của guồng máy cầm quyền của đám thái thú đang cai trị Việt Nam, gây thành sự bất mãn triền miên trong dân chúng đói nghèo bị bóc lột đến cùng cực, coi như báo biểu ngày tàn không xa của Cộng sản trên quê hương Việt Nam, khi “Ðại Họa Mất Nước” đã đánh thức toàn dân trong nước, đánh thức cả những đảng viên cán bộ trong guồng máy cầm quyền; đồng thời cái “bia” dành cho người tieán só cuối đời còn bon chen đi bằng đầu gối Lê Xuân Khoa chẳng những chỉ mê hoặc được một số nhỏ 34 trí thức [vì con số 36 được Lê Xuân Khoa phổ biến trừ bớt Giáo sư Doãn Quốc Sỹ và đương sự, kẻ lừng danh cưỡng bức hồi hương người tỵ nạn cộng sản, còn lại 34], trong số mấy trăm ngàn trí thức ưu tú hải ngoại, lại còn mang thêm tệ hại là Lê Xuân Khoa càng biện bạch tội lỗi càng khiến dư luận khinh miệt thêm. Hẹn con thư sau, Giáo Già
|