Home Tin Tức Thời Sự Tư Cách và Vai Trò Trí Thức Đối Diện “Thư Ngỏ” Gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam

Tư Cách và Vai Trò Trí Thức Đối Diện “Thư Ngỏ” Gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: TS. LS. Luu Nguyen Dat   
Thứ Tư, 28 Tháng 9 Năm 2011 07:18

Ngay sau khi được công bố vào ngày 21 tháng 8 năm 2011, với chữ ký của 36 vị “trí thức” đang sinh sống tại hải ngoại, “Thư Ngỏ gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam về Hiểm Hoạ Ngoại Bang và Sức Mạnh Dân Tộc” [1] đã khơi động một số phản ứng chống đối ồ ạt.

 

Lý do chính là đa số người Việt hải ngoại là những tỵ nạn cộng sản, dù 36 năm đã qua, vẫn cảm thấy căn cước chung của họ bị “vi phạm” bởi hành động bất tất của những người “đồng ký tên” trên.  Lý do phụ là sự công phẫn đôi khi có tính cách cá nhân, với những lời lẽ mạt sát nặng nề, khi có dịp chỉ trích giới “trí thưc”.  Đôi khi sự phẫn nộ còn có tính cách dây chuyền, căn cứ vào lời lẽ bất bình của người vừa phẫn nộ.

Để có một khái niệm khách quan, sáng suốt và công bằng, chúng ta hãy vịn vào chứng cứ cụ thể để đưa ra vài nhận định bên lề, đối chiếu ngay với lá “Thư Ngỏ” trên.

MẶT NỔI THƯ NGỎ

Trước hết, tài liệu đó không phải là một “kiến nghị”, với mục đích đề xuất những ý kiến trọng đại lên cấp trên, hạ mình cầu khẩn, xin xỏ, khúm núm, như một số điện thư và những bài tham luận đã ám chỉ hay minh thị chế trách trên mạng. Trái lại tài liệu được xác định rõ rệt là một “Thư ngỏ”, công khai, không có tính cách một thư mật, giấu giếm, đi đêm.

Những thuật ngữ như “Kính gửi…Thưa quý vị…Trân trọng kính chào…” chỉ là cách thức thảo bút xã giao, lịch thiệp, mà một người thư ký trung bình cũng biết sử dụng.  Những thuật ngữ này không hề ẩn ý một thái độ kính nể quá đáng hoặc khúm núm bất xứng.

Mục đích công khai của lá “Thư ngỏ” là để [a] “ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước” qua bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” và [b] để “hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước”.[2]

Như vậy, thiết nghĩ những mục đích trên có tính cách chân chính, xác thực, xứng đáng với  ý thức dấn thấn khẩn trương của người trong cuộc, không vô cảm, không thờ ơ với vận mệnh đất nước.

Thoạt tiên, phải thấy đó là những cảm nghĩ, tư duy và quyết tâm của những người yêu nước, thương dân, dù đang bị cô lập, thất thế trong nước, ruồng bỏ nơi hải ngoại, xứ khách quê người.

Và cũng phải công nhận rằng, với những thời điểm nhiễu nhương, đổi đởi trong và ngoài nước, khi không những đồng ký tên nơi Thư ngỏ “,[3] mà còn đích danh tự nhận mình là “trí thức” thì quả thật quý vị này vừa can đảm, vừa táo bạo.  Cam đảm là dám trườn mặt đương đầu với những khó khăn, thách thức, trong khi thái độ trùm chăn, nằm yên chờ thời, hay dè dặt vô cảm có bề dễ dàng hơn và được coi là bình thường, khôn ngoan.  Táo bạo ở chỗ dám thú nhận gốc gác “bất sủng” với chế độ cộng sản mà từ Mao Trạch Đông tới Hồ Chí Minh, thường bị đánh giá [về thực dụng và chất phẩm] không bằng cục phân đồng quê, hay loại phân bón made in China, vừa giả mạo, vừa rẻ mạt.

NỘI DUNG BẤT TÚC, THẤT CÁCH

Vậy cai sai lầm, thất cách đầu tiên của Nhóm “Thư Ngỏ” là, tuy có thiện chí, có khả năng trí tuệ, nhưng lại dấn thân không đúng cách, đối thoại không đúng chỗ, đối diện không đúng người.  Trong khi ai ai cũng đều biết ngụy quyền cộng sản Việt Nam là con đẻ [hay con-ghẻ], cháu ngoan [hay cháu-nợ] của bạo quyền Trung Cộng; trong khi người dân biểu tình chống kẻ láng giềng tham lam, ác độc lại bị công an đảng phiệt CSVN tức khắc giải tán, đánh đập, bỏ tù; trong khi rõ rệt từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng tới nhóm hậu sinh bất khả-kính, tiếp nối tiếm quyền, minh thị bán nước, hợp doanh, làm ăn chia chác với kẻ thù dân tộc…thì Nhóm “Thư Ngỏ” lại “trân trọng” dấn thân đầu tư vào thiện chí, thiện tâm của chính lũ bán nước, phản dân, của băng đảng tội ác tày trời đó.  Không khác nào nhắm mắt đập đầu vào đá, hay tự đốt cháy như con thiêu thân khi dắt díu nhau bước vào hẻm cụt của vấn nạn, mà người Tây phương gọi là “impasse” hay “dead end”, có thể trắng trợn chuyển ngữ thành con đường-chết hay tử đạo…

Thật vậy, cái “Thư Ngỏ” đó, nêu thực sự chân chính, thì đương nhiên bị “thanh lọc”, loại bỏ tức khắc, rồi yên ngủ nơi bùn lầy nước thải. Chỉ khi nào đó là loại tài liệu hiến kế a tòng bán nước, hại dân, do mấy ngài “trí thức” dởm đề đạt thì may ra mới lọt vào mắt đỏ, mắt xanh của quý ngài “lãnh đạo” đảng phiệt CSVN bất chính [nghĩa] tại nước ta.[4]  Vậy, cả dưới hai dạng — chính hay dởm — “Thư Ngỏ” như vậy đều dẫn tới tử địa xã hội chủ nghĩa.

Cái sai lầm bất túc thứ hai, cái sơ hở đáng trách của Nhóm “Thư Ngỏ” là quá tự tin, tự hào, khi tự quyết đóng khung trong vị trí độc đạo, độc diễn — “Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài” — đến nỗi mang tiếng bè nhóm quyền lực trí não siêu đẳng [“đại-trí-thức”], tự coi vượt chúng, độc nhất có ý kiến xây dựng,[5] có ưu thế dấn thân yêu nước hơn đám dân đen trong nước, hơn đám tỵ nạn cộng sản, cưỡng đày nơi hải ngoại. [6] Nhóm “Thư Ngỏ” đã quên rằng hay không muốn thấy, ngoài con đường thảo công-văn-thơ-ngỏ, còn có rất nhiều cách xuống đường [“tới La-mã”] tới Sài-gòn, tới Hà-nội, với đầy đủ tư cách và thực tâm yêu nước, thương nòi, khi dõng dạc, kiên trì lên tiếng và hành động quy mô nhằm loại bỏ một chính thể bất nhân, phản nước, hại dân như ngụy quyền CSVN còn sót lại.

KHẢ NĂNG, TƯ CÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC

Trước tiên, chúng ta hay định nghĩa rõ ràng thế nào là “trí thức”.  Căn cứ vào các từ điển cổ và thông dụng ngày nay, từ kép “trí thức” bao gồm một số ý nghĩa chính đáng:

[a] tư cách, sinh hoạt liên hệ tới giới chuyên làm việc “lao động trí óc”, có “tri thức chuyên môn” cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp giao phó;

[b] trí thức cần có “tri thức”, khả năng hiểu biết nhờ học tập hoặc kinh nghiệm, có hệ thống về sự việc, hiện tượng tự nhiên hay xã hội;

[c] tầng lớp trí thức, có giáo dục khoa bảng.

Căn cứ vào cách định nghĩa theo khoản [a] và [b], người trí thức chỉ là các nhân vật xã hội lạm lụng bằng trí óc và có khả năng hiểu biết chuyên môn.  Vậy họ là giới nhân viên văn phòng [white collar] song song với giới thợ thuyền làm việc tại cơ xưởng [blue collar].  Cao hơn, họ trở thành quản trị viên, giám đốc, giám thị, chuyên viên, cán sự, kỹ sư v.v.  Tóm tắt, người trí thức căn bản là những người có khả năng làm việc bằng đầu óc, trí não [profession intellectuelle].

Nếu chỉ căn cứ vào khoản [b], trí thức cần có “tri thưc” [connaissance] do học vấn và kinh nghiệm tạo thành.  Vậy người trí thức trước tiên phải là người hiểu biết rộng rãi, không ngu ngơ, biết tôn trọng sự thật và lẽ phải.

Riêng khoản [c] định nghĩa người “trí thức” thuộc giai cấp hay thành phần xã hội có giáo dục khoa bảng [classe intellectuelle].  Thành phần này vừa có khả năng, vừa có trách nhiệm xã hội và chuyên khoa.  Họ thường là những nhà văn, tác giả, giáo chức, luật gia, bác sĩ, chuyên viên khoa học, quản trị viên.  Ứng dụng khả năng với trách nhiệm, người trí thức phải có tài đức về mặt xã hội và chức nghiệp [professional ethics/social responsibilities].  Không thể chấp nhận loại trí thức, chuyên gia vô trách nhiệm, thiếu đức độ chức nghiệp. Loại trí thức-phản-trí thức này sẽ bị xã hội chê trách, ruồng bỏ, trừng phạp [đã xẩy ra nhiều vụ mất tư cách và đạo đức chuyên nghiệp, điển hình trong giới giáo chức, bác sĩ, luật sư, quản trị viên, v.v.].

Như vậy, hiện tượng “trí thức” không có gì xa lạ, biệt đãi, đáng tránh né.  Họ là chúng ta, người hàng xóm, anh chị em, con cháu, họ hàng chúng ta.  Họ trước sau chỉ là những con người đáng trọng, đáng khen nếu thực sự có khả năng, có tư cách, có tài đức, có trách nhiệm.  Họ là những nhân lực luôn luộn phải tự tạo, tự xét, biết tự trọng.  Nếu khiếm khuyết những điều kiện cần và đủ trên, tốt hơn hết họ nên khước từ tư cách và vai trò của người trí thức trong xã hội cẩn mẫn, nhân bản.

Tối thiểu, người trí thức không thể sát nhập với lũ văn nô, nhân sĩ giả mạo, xuất thân từ những lò in bằng giả, bằng dởm, bằng đại học rừng rú, phế thải, mua bán như “đồ mã” nơi vỉa hè, xó xỉnh, hoặc thứ giấy bản loè loẹt bịt mắt thế gian.  Trong tương lai, một nhà nước chân chính tại Việt Nam phải có thái độ gương mẫu và những biện pháp hữu hiệu gạt bỏ tất cả những mảnh bằng giả mạo, lừa lọc đó, để trả lại chính danh chính nghĩa cho những vị thầy khả kính, những học trò có kiến thức, thực tài, xuất thân từ những giảng đường uy tín, được chứng nhận theo mẫu mực quốc gia, quốc tế [accredited colleges & universities].[7]

Do đó, chúng ta nên dung hoà quan niệm “trí thức” trên căn bản “tri thức”, tài đức và trách nhiệm chức nghiệp.  Như vậy, hiện tượng “trí thức” sẽ trong sáng hơn, cần thiết hớn, chính đáng hơn, sau khi đã gạt bỏ mọi mặc cảm tự tôn và tự ti, mọi thù hằn ngăn cách “giai cấp xã hội”; gạt bỏ mọi đặc ân, đặc định giả tạo, tiếm quyền lố bịch; gạt bỏ hay giải toả mọi hình thức ảo tưởng, mọi tung hô ma mãnh, bịp bợm.

TẠM KẾT ĐỐI DIỆN “THƯ NGỎ”

Trong giai đoạn cứu nước và bảo tồn dân tộc Việt Nam, người trí thức đúng nghĩa phải là hình ảnh chân thực và toàn diện của mọi công dân ý thức khả năng và trách nhiệm xây dựng một nếp sống mới, có tự do, có dân chủ, có phát triển nhân bản, trong thế hoà đồng, kết sinh, tiến bộ.

Người trí thức là người cầm đuốc soi sáng, không những cho chính mình mà còn cho tha nhân.  Họ là nhũng mẫu mực tài đức sẵn sàng “kết-sinh-chuyển-lực” tới đại chúng, khi toàn thể người dân cần minh mẫn, đòi hỏi sinh tồn, tự do và quyền dân tự quyết.

Do đó, người trí thức chân chính cần tạo dựng cho mình và tha nhân một môi trường sinh sống cẩn mẫn, trung thực, rộng lượng, cho phép con người suy đoán, chọn lựa cái hay, cái tốt; đồng thời tôn trọng khả năng suy nghĩ và hành động khả chấp, tương xứng, thức thời của người khác.

Riêng đối với “36 vị trí thức đồng ký tên thư ngỏ”, người viết với tư cách đồng môn, đồng nghiệp, đồng thuyền, đồng cảnh — người trong cuộc – xin ân cần và trân trọng tiếp lời:

Nếu Quý Vị thực sự yêu nước trọng dân, thực sự nhận trách nhiệm cao cả, đáng trọng của người trí thức, của người Việt tử tế, hiểu biết rộng, tự trọng và tôn trọng sự thật về hiện tình đất nước, về nguyện vọng và sứ mạng chung của 90 triệu người dân trong nước,[8] của 3 triệu người dân tại hải ngoại, thì Quý Vị ắt phải thấy rõ CSVN là nguồn gốc và động lực của mọi tai ương hủy hoại tổ quốc, đầy đọa nhân dân.  CSVN chuyển từ một thực trạng tiếm quyền tới một tổ chức quốc tế khủng bố nhân loại, cướp của, giết người, nay vỏn vẹn là một băng đảng mafia đợi ngày phá sản tập thể.

Nếu so sánh về mắt khoa học đối chiếu, chắc Quý Vị cũng phải thẩm định rằng hiện tượng cộng sản tại Trung Hoa và Việt Nam là những biến chứng của một căn bệnh nan giải, một thứ ung thư đã di căn, vô phương cứu chữa, vừa ngụy xã hội, vừa ngụy ý thức hệ, vừa vô nhân đạo đến nỗi cả Karl Marx đã phải lên tiếng chối từ: “… Je ne suis pas Marxiste”, [9] để đổi lấy mạng sống.

Vậy nếu Quý Vị thực sự không muốn “tái nhập” căn bệnh CS, ít nhất Quý Vị đừng nên công nhận [9B], vun xới, góp sức kéo dài căn bệnh hiểm nghèo đó.  Nếu Quý Vị không nỡ ra tay cắt bỏ những bọc lở loét thân thể Việt Nam, ít ra Quý Vị không nên để người khác lo ngại, có cảm tưởng Quý Vị coi thường những cố gắng trị bệnh, ngăn bệnh của đa số người Việt tỵ nạn cộng sản.

Và nhất là — tối thiểu — Quý Vị cũng không nên chỉ trích những nạn nhân lịch sử, từng bị CS hành hạ, bỏ tù, hủy hại thân xác, khủng bố tinh thân, bôi nhọ danh dự, tước đoạt tài sản và mạng sống nhân bản… là “những phần tử chống cộng cực đoan…hạ cấp” [10], là những kẻ  “ngoại đạo”, sai đường, lạc lối.

Nếu có dịp thảo lại “Thơ Ngỏ”, mong Quý Vị điền thêm vài chữ biểu hiện mức độ “danh chính ngôn thuận” như sau: “Thơ Ngỏ Cảnh Cáo Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam”.

Còn phần trân trọng, thiết tha, xin Quý Vị dành lại cho toàn dân.  Họ mới là đối tượng thực sự của các “Thư Ngỏ, Kiến Nghị, Tuyên Cáo”.   Họ mới là thành tố quyết định mọi cải tổ tốt đẹp, vững bền cho đất nước, cho chính họ.[11]

Xin Quý Vị bảo trọng thanh danh chân chính của giới trí thức Việt Nam bằng cách nuôi dưỡng chí khí phục thiện, thuần khiết, hoặc ít ra cũng có thiện tâm, thiện cảm tôn trọng những người Việt Nam tử tế, có liêm sỉ và nghị lực thực hiện nốt sứ mạng giải thể cộng sản, cứu nước, trọng dân.

Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện chí khí đanh thép bất diệt của Nguyễn Trãi, đúc kết trong áng văn bất hủ Bình Ngô Đại cáo “Đem Đại Nghĩa Để Thắng Hung Tàn. Lấy Chí Nhân Để Thay Cường Bạo.” [12]

Trần trọng,

TS.LS. Lưu Nguyễn Đạt

 

CHÚ THÍCH

[1& 2] Nguyên bản ”Thư Ngỏ” đính hậu.

[3] danh sách 36 người đồng ký tên gồm đa số là ở Mỹ: 22, còn lại thì ở rải rác, Pháp: 7, Canada: 3, có nước chỉ mời được một vài người như Úc: 2, Anh:1, Thụy Sĩ: 1 [Nguyên bản "Thư Ngỏ" đính hậu].

[4] Lê Xuân Khoa,”Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại”, Hẹn Nhau Saigon 2015, September 12, 2011. Xin đọc thêm: Chu Tất Tiến, “THƯ NGỎ KÍNH GỬI GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC”, Làng Báo, Ngày 10 tháng 9 năm 2011… “Nhung trong linh vuc quôc tê , theo quy tac cung nhu lê thoi bang giao quôc tê, ho vân là chinh quyên chinh thuc (gouvernement légal) cua nuoc Viêt Nam và da duoc quôc tê thua nhân. Chung ta gui thu ngo cho ho ( thu ngo không phai là kiên nghi hay don thinh câu ) vi hiên thoi chi co ho là co kha nang thay dôi thê chê . Nhu vây là ” danh chinh ngôn thuân”

[5] Chúng tôi cũng không chủ trương kêu gọi lấy chữ ký của mọi người để tránh bị hiểu lầm là có ý đồ lãnh đao cộng đồng. [như trên-ibidem].

[6] Chu Tất Tiến, “THƯ NGỎ KÍNH GỬI GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC”, Làng Báo, Ngày 10 tháng 9 năm 2011… Chinh vi nhân dinh nhu vây nên tôi không dê y toi nhung loi chi trich – dôi khi rât ha câp – cua môt sô phân tu ” chông công cuc doan “.

[7] What is the role of the accrediting agency? The goal of accreditation is to ensure that education provided by institutions of higher education meets acceptable levels of quality. Accrediting agencies, which are private educational associations of regional or national scope, develop evaluation criteria and conduct peer evaluations to assess whether or not those criteria are met. Institutions and/or programs that request an agency’s evaluation and that meet an agency’s criteria are then “accredited” by that agency. For more information on accreditation in the United States, please visit: http://www.ed.gov/admins/finaid/accred/index.html.

[8] Việt Nam, 90,549,390 Tháng 7, 2011, CIA World Factbook ước tính

[9] “… Je ne suis pas Marxiste” – This exchange is the source of Marx’s remark, reported by Friedrich Engels: “ce qu’il y a de certain c’est que moi, je ne suis pas Marxiste” (“what is certain is that [if they are Marxists], [then] I myself am not a Marxist”).

[9B] Chu Tất Tiến, “THƯ NGỎ KÍNH GỬI GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC”, Làng Báo, Ngày 10 tháng 9 năm 2011… “Nhung trong linh vuc quôc tê , theo quy tac cung nhu lê thoi bang giao quôc tê, ho vân là chinh quyên chinh thuc (gouvernement légal) cua nuoc Viêt Nam và da duoc quôc tê thua nhân. Chung ta gui thu ngo cho ho ( thu ngo không phai là kiên nghi hay don thinh câu ) vi hiên thoi chi co ho là co kha nang thay dôi thê chê . Nhu vây là ” danh chinh ngôn thuân”.

[10] Chu Tất Tiến, “THƯ NGỎ KÍNH GỬI GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC”, Làng Báo, Ngày 10 tháng 9 năm 2011… Chinh vi nhân dinh nhu vây nên tôi không dê y toi nhung loi chi trich – dôi khi rât ha câp – cua môt sô phân tu ” chông công cuc doan “.


[11] Chu Tất Tiến, “THƯ NGỎ KÍNH GỬI GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC”, Làng Báo, Ngày 10 tháng 9 năm 2011… “Nhung trong linh vuc quôc tê , theo quy tac cung nhu lê thoi bang giao quôc tê, ho vân là chinh quyên chinh thuc (gouvernement légal) cua nuoc Viêt Nam và da duoc quôc tê thua nhân. Chung ta gui thu ngo cho ho ( thu ngo không phai là kiên nghi hay don thinh câu ) vi hiên thoi chi co ho là co kha nang thay dôi thê chê . Nhu vây là ” danh chinh ngôn thuân”.

 

[12] Bình Ngô đại cáo (1427) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.




THƯ NGỎ
GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC

Kính gửi:

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa quý vị,

Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.

Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.

Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.

Hiểm hoạ ngoại bang

Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).

Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Sức mạnh dân tộc

Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.

Vị thế chính quyền

Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.

Những việc cần làm

Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo vệ dân tộc và đất nước của mình.

Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi quyết định lộ trình:

1- Đối với Trung Quốc: Cần xác định công khai và rõ ràng lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.

2- Đối với ASEAN và các nước khác: Cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau cho một vùng biển chung.

3. Đối với nhân dân trong nước: Cần sửa đổi Hiến pháp để đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá với ba cơ chế hoàn toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do công dân quy định bởi Hiến pháp Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn dân. Cần cải tổ hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên. Cần tham khảo với những nhóm nghiên cứu độc lập (như Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể năm 2009) trong quá trình hình thành các chính sách có tầm vóc quốc gia và quốc tế.

4. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Cần tạo bước đột phá để cải thiện sự hợp tác của cộng đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cần cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á. Đây là bước cần thiết bắt đầu một quá trình nghiêm túc thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc.

Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.

Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra;  (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.

Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.

Trân trọng kính chào,

Ngày 21 tháng 8 năm 2011

Đồng ký tên: