Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 8 Tháng 9 Năm 2011 |
Tác Giả: Thụy My |
Thứ Năm, 08 Tháng 9 Năm 2011 15:19 |
Gián điệp : Những kẻ « phản Đảng » mới ở Trung Quốc
Thiếu tướng Trung Quốc Kim Nhất Nam. DR Những kẻ « phản Đảng » mới ở Trung Quốc, đó là tựa đề bài báo của thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh. Tác giả cho biết, do hám lợi, nhiều cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm việc trong các khu vực nhạy cảm như nguyên tử hay quốc phòng, đã cung cấp các tin mật cho Nhật, Mỹ, Nga và Đài Loan. Buổi nói chuyện này diễn ra cách đây mấy tháng, có lẽ là vào tháng Ba năm 2011, trước ban lãnh đạo của tập đoàn bảo hiểm nhà nước China Life. Thiếu tướng Kim Nhất Nam vốn là trưởng bộ phận nghiên cứu và giảng dạy chiến lược của trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc, và bài giảng của ông có vẻ nhằm cảnh báo các cán bộ cao cấp về nguy cơ của cuộc chiến trong bóng tối. Có một điều chắc chắn là, vụ này đã gây tác động rất lớn. Nếu đoạn video trên nhanh chóng bị rút khỏi các mạng internet tại Trung Quốc, thì vẫn có thể tìm được vài bản sao trên Vi Bác, trang mạng Trung Quốc tương đương với Twitter, và tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông. Chắc chắn là để cho khỏi mất thể diện, và khỏi phải phơi bày ra ánh sáng tệ nạn bôi nhọ quốc thể ngay trong nội bộ Đảng. Đây là một trong các cán bộ cao cấp nhất từ trước đến nay bị dính vào tội gián điệp, vì ông này là Ủy viên trung ương Đảng, thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có quyền « trảm » các cán bộ đảng. Vụ này đã gây chấn động mạnh tại Bắc Kinh, và Hồ Cẩm Đào đã phải ra lệnh cho cơ quan phản gián phải kiểm tra tất cả các cán bộ có thể tiếp cận được các thông tin nhạy cảm. Ông này làm việc cho Đài Loan và bốn nước khác là Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Hàn Quốc, mà theo ông Kim Nhất Nam thì Lữ Kiện Hoa « phục vụ cho tất cả những ai biết chi đẹp, và không bao giờ chịu mặc một chiếc áo sơ mi trị giá dưới 1.000 euro ». Còn Đông Đạt Trữ, cán bộ của Bảo hiểm Xã hội, bị hành quyết năm 2006 thì đã thông tin cho Đài Loan về chính sách tiền tệ của Bắc Kinh, giúp cho Đài Bắc khỏi bị thiệt hại khi hối suất thay đổi. Đại tá Từ Tuấn Bình, người đã đào thoát sang Hoa Kỳ vào năm 2000, vốn có quan hệ thân thiết với giai cấp thượng tầng, đã cung cấp cho người Mỹ các thông tin hết sức chi tiết về cá nhân của các các nhà lãnh đạo chóp bu, và cung cách những lãnh đạo này đưa ra quyết định. Đây là là những thông tin vô cùng nhạy cảm của Trung Quốc. Đại tá Giả Thế Khánh, bất mãn do chỉ được làm Phó tổng biên tập một tạp chí của Không quân thay vì chức Phó tổng tư lệnh phụ trách huấn luyện, đã nhiều lần bán thông tin cho CIA bằng cách giấu các USB mini trong hậu môn để qua mặt bộ phận kiểm soát ở Hồng Kông. Còn đại tá Vương Khánh Tiền, làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo thì thường xuyên mở rộng các cửa sổ để các thiết bị theo dõi từ xa của Nhật thêm hiệu quả, đặt các thiết bị nghe trộm tại văn phòng của bí thư đại sứ quán và bộ phận quân sự. Trong ngành ngoại giao, cựu đại sứ Trung Quốc tại Seoul Lý Tân, cũng đã cung cấp cho Hàn Quốc các thông tin khiến Bắc Kinh thiệt thòi trong các cuộc thương lượng về hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên. Ông lặp lại từ ngữ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, báo động về tình trạng đạo đức suy đồi tại Trung Quốc ngày nay, và nhiều cán bộ Đảng hoàn toàn mất đi khái niệm liêm chính. Họ đua nhau tranh giành quyền lực, chức vụ, và tiền bạc đã được đặt lên trên việc phục vụ nhân dân. Nước Pháp thì bảo đảm chưa bao giờ trao trả tù nhân Libya về nguyên quán. Tuy vậy, Le Monde nhắc nhở rằng, vụ trả tự do cho các nữ y tá người Bulgaria năm 2007, là nhờ điện Elysée có được sự hợp tác chặt chẽ của Moussa Koussa. Một cựu tù của chế độ Kadhafi là Abdelhakim Belhaj cũng khẳng định, đã từng bị các nhân viên Pháp thẩm vấn trong nhà tù Tripoli. Nhưng nếu Apple được sản phẩm iPod cứu vãn, thì Yahoo ! tuy là tên tuổi lớn trên mạng suốt một thời gian dài, trong một lãnh vực đầy tiềm năng phát triển, nhưng lại quá tham lam. Nếu trong công nghiệp, thời gian có thể làm dịu bớt thiệt hại của các sai lầm, thì trong kỹ thuật mới, cần phải biết quyết định thật nhanh chóng, vì đối thủ cạnh tranh có thể lấn lướt được trong thời gian kỷ lục, và người sử dụng thì ít trung thành. « Sụp đổ ? » Nhật báo cánh tả Libération đặt ra câu hỏi trên, nhấn mạnh đến tâm lý hoảng sợ sau khi nước Mỹ bị đánh tụt điểm tín nhiệm. La Croix nhận xét về « Châu Âu, Hoa Kỳ trước thách thức của thị trường ». Theo tờ báo công giáo, thì các khó khăn của Mỹ và một số nước trong khu vực đồng euro trong việc giảm nợ công đã làm cho các nhà đầu tư lo ngại. Còn theo nhật báo cộng sản L’Humanité, thì « Trước nguy cơ thị trường tài chính sụp đổ, nên thay đổi mục tiêu ». L’Humanité cho rằng, « các quốc gia tư bản lớn đã phải trả giá cho việc phục tùng thị trường tài chính, nạn thất nghiệp, chính sách thuế khóa bất công, tăng trưởng bị chựng lại », vì thế « cần phải thay đổi hẳn chính sách để thoát khỏi cuộc khủng hoảng ». « Ông Sarkozy và bà Merkel cùng nỗ lực đối phó với khủng hoảng », đề cập đến việc Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức cùng đưa ra lời kêu gọi áp dụng kế hoạch cứu vãn Hy Lạp trước cuối tháng 9.
|