Cách mạng Libya: động lực thúc đẩy nổi dậy trong thế giới hồi giáo |
Tác Giả: Tú Anh |
Thứ Ba, 23 Tháng 8 Năm 2011 11:19 |
Chiến thắng của đối lập Libya có bàn tay của tây phương trợ lực. Lực lượng nổi dậy Libya tập bắn sung rốc két tại Benghazi (AFP) Sự sụp đổ của chế độ độc tài Libya sẽ tạo xung lực cho nhiều cuộc cách mạng khác đang và sẽ xảy ra tại khối Ả rạp nhưng hình thức tranh đấu võ trang với sự trợ sức của quân đội tây phương gây nhiều lo ngại. Phong trào phản kháng sẽ tiếp tục lan rộng nhưng mô hình Libya chắc hẵn sẽ không là tấm gương chung. Tuy nhiên , trong khi hai nhà lãnh đạo Tunisia và Âi Cập bị dân chúng lật đổ qua một cuộc nổi dậy ôn hòa thì tại Libya, phong trào cách mạng cần đến sự hỗ trợ của Liên Minh Bắc Đại Tây dương, chiến đấu giằng dai từ sáu tháng nay. Theo bà Jane Kinninmont, chuyên gia Ả rập thuộc diện nghiên cứu Anh Quốc Chatham House, thì từ đây đến cuối năm, có thể sẽ có 5 nhà lãnh đạo Ả rạp bị lật đổ mà đứng đầu danh sách là hai nhà độc tài Syria và Yemen. Algérie đáng quan ngại vì nằm sát cạnh Libya Theo chuyên gia Jane Kinninmont, trong khi Maroc đã nhanh chóng ban hành các biện pháp cải cách rộng rãi thì chính quyền Algérie lại chọn con đường đàn áp bạo lực. Tuy thành công ngăn chận các cuộc biểu tình chống độc tài, tham ô và phản đối đời sống đắc đỏ nhưng chế độ Algérie không tỏ ra có khả năng cải cách chính trị. Tại Syria, chính sách đàn áp bạo lực đã làm cho hơn 2200 thường dân tử vong kể từ tháng ba đến nay nhưng chỉ làm tăng thêm quyết tâm tranh đấu của người dân và đối lập. Còn lãnh đạo Yemen, từ khi phải sang Ả rập Xê Út điều trị thương tích sau một vụ khủng bố vào ngày 03/6/2011 đến nay, vẫn chưa trở lại thủ đô. Giám đốc Viện nghiên cứu canh tân Ả rập, Salam Kawakibi cũng tin rằng, Tripoli thất thủ sẽ tạo ra niềm hy vọng mới cho các dân tộc mà cuộc đấu tranh đang bế tắc. Điều đáng tiếc, theo chuyên gia này, là chiến thắng của đối lập Libya có bàn tay của tây phương trợ lực. Ông lưu ý là các phong trào phản kháng ở Syria và Yemen đều rất ưu tư bảo vệ tính “bất bạo động” và không kêu gọi nước ngoài can thiệp. Do vậy, hầu hết các nhà phân tích do AFP trích dẫn đều tin rằng các cuộc nổi dậy ôn hòa trong thế giới Ả rập sẽ tiếp tục diễn ra nhưng không theo mô hình Libya. Lý do thứ nhất là những nhà đối lập dân chủ e ngại thành phần hồi giáo cực đoan sẽ thừa nước đục thả câu. Tại Libya, Nato đã lên tiếng cảnh báo và lo ngại các loại vũ khí tối tân của đại tá Kadhafi lọt vào tay thành phần chống tây phương. Lý do thứ hai, là khi lật xong chế độ độc tài, phải tái thiết đất nước, phe nổi dậy tại Libya phải cần đến sự trợ giúp của các cường quốc đã nâng đỡ mình trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Chắc chắn những hợp đồng nhiều lợi nhuận nhất sẽ lọt vào tay 5 nước ngoài là Mỹ Pháp Anh Ý và Qatar. Trung Quốc đã thông báo hủy bỏ tất cả chương trình hợp tác và khai thác dầu hỏa tại Libya, trị giá hơn 18 tỷ đôla, cũng như ở Syria. Đối với Tây phương thì giúp đỡ đối lập Libya tuy có nhiều rũi ro nhưng sau đó gặt hái được rất nhiều kết quả tốt. Vừa giúp một dân tộc thoát khỏi chế độ độc tài, vừa hưởng được hệ quả kinh tế đó là chưa kể có thêm một đồng minh mới trong khối Ả rập đầy bất trắc.
|