Dự án khai thác du lịch chung : Bình Nhưỡng thu giữ tài sản của Hàn Quốc |
Tác Giả: Anh Vũ |
Thứ Hai, 22 Tháng 8 Năm 2011 09:29 |
Khu công nghiệp này vẫn mang lại cho miền Bắc Triều tiên hàng chục triệu đô la Hướng dẫn viên du lịch khu núi Kim Cương. Reuters/Jon Herskovitz AFP hôm nay (22/8/2011) dẫn nguồn tin từ báo chí chính thức của Bắc Triều Tiên cho hay, Bình Nhưỡng quyết định tịch thu toàn bộ tài sản của phía đối tác hàn Quốc tại khu du lịch chung giữa hai nước. Đó là dự án khai thác khu du lịch trên núi Kim Cương nằm giáp biên giới hai miền bên phần đất Bắc Triều Tiên, một dự án hợp tác đầu tiên mang tính biểu tượng cho tinh thần hòa hợp hai miền kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA còn cho biết thêm, tất cả các nhân viên của bên đối tác Hàn Quốc cũng bị yêu cầu rời khỏi khu du lịch. Thông cáo được KCNA đăng tải ghi: “ Kể từ ngày 21/8/2011, tất cả tài sản của những công ty của Hàn Quốc đang họat động tại khu du lịch núi Kim Cương đều không được rút lại. Tất cả người Hàn Quốc buộc phải rời khỏi khu du lịch, trong vòng 72 giờ". Lý do là vì Bình Nhưỡng quy trách nhiệm cho Seoul đã tự ý dừng hoạt động khu du lịch này từ 3 năm nay. Bình Nhưỡng cho rằng, vì Seoul đã từ bỏ hoàn toàn các quyền về tài sản của các công ty Hàn Quốc cho nên miền Bắc có quyền thu hồi tài sản đó một cách hợp pháp. Kim Cương là một vùng núi nằm sát biên giới hai miền. Năm 1998, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã đồng ý với nhau cùng khai thác khu du lịch núi Kim Cương. Nhiều công ty của miền Nam đã bỏ vốn đầu tư vào khu du lịch này. Đến năm 2008 thì các hoạt động du lịch tại núi Kim Cương bị đình lại vì sự cố một du khách bị quân đội miền bắc bắn chết. Bên cạnh các dự án du lịch núi Kim Cương, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã bỏ vốn vào xây dựng khu công nghiệp Kaesong, cũng nằm bên phần đất của miền Bắc giáp đường giới tuyến liên Triều. Hàng năm các nhà máy ở khu công nghiệp này vẫn mang lại cho miền Bắc hàng chục triệu đô la. Thế nhưng họat động của khu công nghiệp này thường xuyên bị phụ thuộc vào mức độ “ nóng, lạnh” trong quan hệ hai miền.
|