Home Tin Tức Thời Sự Thông báo của UBND Hà Nội không có giá trị pháp lý

Thông báo của UBND Hà Nội không có giá trị pháp lý PDF Print E-mail
Tác Giả: Tin Tổng Hợp   
Thứ Bảy, 20 Tháng 8 Năm 2011 06:43

Thông báo không có giá trị pháp lý do VI PHẠM VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH, VỀ THỜI ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC CÔNG BỐ VĂN BẢN

Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật.

1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

(Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008)

Đối chiếu với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì Thông báo của UBND HN không phải là Văn bản quy phạm pháp luật nên sẽ không “có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.” bởi lẽ đã vi phạm vào những điều cấm (chưa bàn đến việc không đúng thẩm quyền ở đây) như sau:
- Thứ nhất, KHÔNG ĐÚNG VỀ HÌNH THỨC,
- Thứ hai, KHÔNG ĐÚNG VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC,
- Thứ ba, KHÔNG ĐÚNG VỀ THỜI ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC CÔNG BỐ VĂN BẢN
VỀ MẶT HÌNH THỨC.

Thông báo của UBND Hà Nội đã KHÔNG ĐÚNG VỀ HÌNH THỨC. UBND Hà Nội không được ban hành Thông báo để bắt buộc mọi đối tượng phải thực hiện, bởi vì UBND CHỈ ĐƯỢC ban hành văn bản pháp luật dưới hình thức QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ.
Điều 1 Khoản 2 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004 đã quy định rõ về mặt hình thức như sau:
“Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị.”

VỀ MẶT TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Nếu đây là văn bản pháp luật được ban hành trong hoàn cảnh bình thường thì phải tuân theo trình tự, thủ tục sau:
“Điều 35. Lập, thông qua và điều chỉnh chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1. Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị hằng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được xây dựng căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân chủ trì, phối hợp với cơ quan tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân để trình Uỷ ban nhân dân quyết định tại phiên họp tháng một hằng năm của Uỷ ban nhân dân.

2. Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị phải xác định tên văn bản, thời điểm ban hành, cơ quan soạn thảo văn bản.

3. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị.
Điều 36. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của quyết định, chỉ thị, Uỷ ban nhân dân tổ chức việc soạn thảo hoặc phân công cơ quan soạn thảo quyết định, chỉ thị.

2. Cơ quan soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:

a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;

b) Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị; xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;

c) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo quyết định, chỉ thị.
Điều 37. Lấy ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.

Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ thị.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định, chỉ thị.

Điều 38. Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1. Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân. Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định.

2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị;
c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị;
d) Các tài liệu có liên quan.

3. Phạm vi thẩm định bao gồm:

a) Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị;
b) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật;
c) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định, chỉ thị.

4. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.

Điều 39. Hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến Uỷ ban nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị để chuyển đến các thành viên Uỷ ban nhân dân chậm nhất là ba ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp. Hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị bao gồm:

a) Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị;
b) Báo cáo thẩm định;
c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị;
d) Các tài liệu có liên quan.

Điều 40. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1. Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị tại phiên họp Uỷ ban nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định, chỉ thị;
b) Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định;
c) Uỷ ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị.

2. Dự thảo quyết định, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị.”
(Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004).

Nếu việc ban hành văn bản pháp luật trong TRƯỜNG HỢP ĐỘT XUẤT, KHẨN CẤP thì phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục sau:

Điều 47. Ban hành quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp.

Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành quyết định, chỉ thị theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 48 của Luật này.

Điều 48. Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp.

1. Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề đột xuất thì trình tự, thủ tục soạn thảo quyết định, chỉ thị được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân hoặc cá nhân soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo;
b) Cơ quan, cá nhân soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị và gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị bao gồm tờ trình, dự thảo quyết định, chỉ thị, ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo việc gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến các thành viên Uỷ ban nhân dân chậm nhất là một ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.

2. Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề khẩn cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và triệu tập ngay phiên họp Uỷ ban nhân dân để thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị.
(Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004).

Đối chiếu những điều khoản trên của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004 cho dù được cho là được ban hành trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp thì thông báo này đã được:
- Thứ nhất, “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị” hay chưa?
- Thứ hai, đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân “triệu tập ngay phiên họp Uỷ ban nhân dân để thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị”?
- Thứ ba, đã được “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị.” hay chưa?

Nếu 3 điểm trên không được đáp ứng đầy đủ toàn bộ thì Thông báo không có giá trị pháp
lý do VI PHẠM VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH.
VỀ THỜI ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC CÔNG BỐ VĂN BẢN

(Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004).

Đối chiếu quy định trên đây kể cả trong trường hợp văn bản pháp luật đã được ban hành đúng hình thức, đúng trình tự, thủ tục thì VẪN KHÔNG THỂ CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ nếu chưa thực hiện đầy đủ toàn bộ các điều kiện sau:
- Thứ nhất, chưa hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký (nên nhớ rõ ở đây thông báo chưa có ai ký thì coi như không có thời hạn để văn bản pháp luật có hiều lực).
- Thứ hai, phải được đăng công báo cấp tỉnh chậm nhất năm ngày.

Nếu chừng nào thời điểm hiệu lực của Thông báo (cứ cho rằng thông báo là văn bản pháp luật) chưa được thỏa mãn các điều kiện trên thì Thông báo này cũng sẽ mãi mãi và KHÔNG BAO GIỜ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ để buộc mọi người phải tuân thủ.
Bởi lẽ trên, với truyền thống bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, với truyền thống hai ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc, nhân dân Việt Nam long trọng tuyên bố rằng:

“Thứ nhất, Thông báo ngày 18/8/2011 của UBND Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004 về:

- Hình thức;
- Trình tự, thủ tục;
- Thời điểm hiệu lực.

Do đó toàn thể các lực lượng công an, quân đội và nhân dân không bắt buộc phải thực hiện Thông báo này. Các lực lượng công an, quân đội và các lực lượng bảo vệ không thể dùng một Thông báo không có hiệu lực pháp lý để ngăn cản người dân tham gia biểu tình chống nguy cơ mất nước do bọn Bành trướng bá quyền Bắc Kinh gây ra. Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia biểu tình mà không sợ vi phạm vào quy định của pháp luật và bản Thông báo này.

Thứ hai, đề nghị UBND Hà Nội rút ngay thông báo, đồng thời tiến hành kiểm điểm và có hình thức xử lý đối với các đơn vị và cá nhân sai phạm trong việc ban hành văn bản pháp luật không đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, đề nghị UBND Hà Nội kiểm điểm về những nội dung chụp mũ, vu khống, lăng mạ tình cảm yêu nước thiêng liêng của những người biểu tình vì cho rằng những người này đã bị kích động và hướng dẫn. Đồng thời phải tiến hành xin lỗi công khai trước toàn thể nhân dân Việt Nam về việc này”.