Tỉnh Cà Mau: Hơn 1.000 công nhân Trung Cộng nhập cư lậu |
Tác Giả: Duy Nhân | |
Thứ Bảy, 13 Tháng 8 Năm 2011 05:02 | |
Do cơ quan chức năng xử lý thiếu kiên quyết nên số lao động “chui” ngày càng đông
Chiều 11-8, ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã có công văn chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm đối với hơn 1.000 lao động là công nhân quốc phòng người Trung Quốc làm việc không có giấy phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau. Nhà thầu cố tình “lách” luật Công trình Nhà máy Đạm Cà Mau khởi công vào tháng 7-2008, do nhà thầu chính là Công ty CP Khoa học Kỹ thuật Ngũ Hoàn (Trung Quốc) và 5 nhà thầu phụ khác thi công. Ngày 4-8-2011, tổ quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau kiểm tra và phát hiện số lao động trên tại công trình này. Đó cũng là lần thứ 4 các ngành chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện lao động nước ngoài không phép tại đây. Các nhà thầu cho rằng số lao động này không có giấy phép là do không xin được chứng chỉ nghề nghiệp và thiếu hồ sơ cá nhân. Mặt khác, trong quá trình xây dựng cần số lượng lao động lớn, nhiều loại thợ khác nhau, song điều kiện này lao động địa phương không đáp ứng được. Ông Văn Tiến Thanh, Phó trưởng Ban Quản lý dự án khí – điện – đạm Cà Mau, còn cho rằng: “Do nhà thầu Trung Quốc trả công thấp nên lao động tại chỗ không thích vào làm việc. Ngoài ra, hiệu suất làm việc của lao động Trung Quốc cao hơn và kỷ luật tốt hơn”. Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, cho biết: Nhà thầu và ban quản lý dự án chưa từng đặt vấn đề yêu cầu tuyển lao động với sở. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi nhà thầu nước ngoài cần số lượng trên 500 lao động thì phải liên hệ với ngành LĐ-TB-XH địa phương tìm giúp và thông báo tuyển dụng ít nhất 1 lần trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu quá 2 tháng mà địa phương không đáp ứng được thì nhà thầu mới tính đến việc tuyển lao động nước ngoài. Trong vụ này, nhà thầu đã bỏ qua quy định trên”. Ngày càng nhiều hơn Có mặt tại khu lán trại dành riêng cho hàng ngàn lao động người Trung Quốc trên công trường Nhà máy Đạm Cà Mau vào chiều 10-8, đập vào mắt chúng tôi là những dãy nhà nhếch nhác và ẩm mốc biệt lập với bên ngoài bởi những dãy hàng rào khép kín. Nhiều công nhân trên người đầy những hình xăm vằn vện. Họ làm việc quần quật suốt 9 giờ mỗi ngày chỉ nhận được khoản tiền công 100.000 đồng. Mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh… đều được gói gọn trong không gian ngột ngạt dành cho hơn 1.000 con người. Theo một cán bộ địa phương, điều kiện làm việc và ăn ở như thế sẽ rất khó chấp nhận đối với lao động Việt Nam. Có thể nhà thầu Trung Quốc sử dụng những lao động này để họ dễ khai thác sức lao động và dễ quản lý. Ông Lê Thanh Tòng cho biết: “Những lần trước chúng tôi đã xử phạt mỗi lần 20 triệu đồng đối với nhà thầu và một lần đề nghị Bộ Công an trục xuất 16 lao động người Trung Quốc không có giấy phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau về nước. Tuy nhiên, không hiểu sao cứ mỗi lần kiểm tra, số lao động người Trung Quốc không phép lại tăng hơn so với lần trước”. Xử lý lỏng lẻo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định: “Để xảy ra tình trạng hàng ngàn người Trung Quốc lao động không có giấy phép kéo dài tại Cà Mau là lỗi của tổ quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau do ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, làm tổ trưởng. Họ đã buông lỏng việc quản lý và khi phát hiện thì chậm báo cáo để UBND tỉnh sớm có hướng chỉ đạo xử lý”. Ông Nguyễn Tiến Hải cho biết quan điểm của tỉnh là đề nghị nhà thầu bổ sung ngay hồ sơ của số lao động người Trung Quốc đang làm việc không phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau. Số nào đủ điều kiện thì cho ở lại làm việc tiếp, số không đủ điều kiện thì sẽ bị đề nghị trục xuất về nước. Bài: DUY NHÂN |