Bộ trưởng xây dựng VN ‘thiếu hiểu biết’ |
Tác Giả: BBC |
Thứ Ba, 02 Tháng 8 Năm 2011 08:58 |
“Hiện chúng ta đang phải đương đầu với hiện tượng xây dựng các khu mới kiểu “đô thị - phòng ngủ”
Khu vực BĐS tại các thành phố lớn đang chững lại. Cựu thứ trưởng Tài nguyên Môi trường chỉ trích bộ trưởng xây dựng sắp mãn nhiệm, người muốn có động thái 'giải cứu' cho thị trường bất động sản. Bình luận của Giáo sư Đặng Hùng Võ về Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân được đưa ra trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tại các thành phố lớn ở Việt Nam tiếp tục kêu khó. Các bài liên quanTrung Quốc áp thuế bất động sản Giảm thuế khiến nhà ở Mỹ bán chạy hơnGiá nhà tại Anh tiếp tục giảmNghị quyết 11 của Chính phủ về những biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm cả biện pháp siết tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất. Hiện đang có thông tin khá lẫn lộn về việc có hay không chuyện nới lỏng tín dụng với BĐS. Giới chỉ trích mô tả động thái giải cứu cho BĐS có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước và Bộ xây dựng đã đi ngược lại Nghị quyết 11 của Chính phủ. Theo dự kiến ngày 03/08 Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua danh sách nội các mới với ông Trịnh Đình Dũng, đương kim thứ trưởng xây dựng, sẽ vào ghế bộ trưởng. ‘Thiếu hiểu biết’ Giáo sư Đặng Hùng Võ, hiện là chủ nhiệm Bộ môn Địa chính, Đại học Quốc gia Hà Nội, được báo Phụ Nữ Ngày Nay trích dẫn nói “mới đây Bộ Xây dựng còn tiếp xúc với Thống đốc ngân hàng nói việc thị trường BĐS nên có sự giải cứu”. “Theo tôi tất cả những chuyện đó là thiếu hiểu biết. Bởi nhiệm vụ trọng tâm ở ta hiện nay là kiềm chế lạm phát”. “Việc kiềm chế lạm phát đương nhiên dẫn đến giảm cung tiền ra thị trường và BĐS bị ảnh hưởng, đã kiềm chế lạm phát thì anh phải kiên định vì mục tiêu này”. Phản hồi trước tin việc Bộ trưởng xây dựng Nguyễn Hồng Quân có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước có cho biết vẫn có tăng trưởng tín dụng BĐS, ông Đặng Hùng Võ nói “đồng chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng hiện nay đang thiếu hiểu biết”. “Cơn cớ gì Bộ trưởng xây dựng đi kêu cứu và định làm cuộc đối thoại với Thống đốc ngân hàng?” “Làm như thế là anh có trách nhiệm với doanh nghiệp của mình, nhưng lại không có trách nhiệm với người dân.” “Bởi vấn đề quyền lợi người dân quan tâm là giá nhà họ có thể tiếp cận chứ không phải mức giá ngất ngưởng mà các doanh nghiệp đang giữ. Và như thế, là đứng sau một nhóm lợi ích thôi!” ông Võ nói. Trả lời câu hỏi về điều được mô tả là sự đổ vỡ trong khu vực BĐS có thể sẽ gây hiệu ứng dây chuyền đối với nền kinh tế nói chung, ông Đặng Hùng Võ khẳng định là “thị trường BĐS hiện nay không có nguy cơ tác động vào thị trường tài chinh”. “Ngược lại, chỉ có nguy cơ thị trường tài chính mất khả năng thanh toán dẫn đến tác động đến thị trường BĐS.” ‘Chưa có bong bóng’ Mới đây Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Hồng Quân được truyền thông trong nước trích dẫn nói “chưa đủ cơ sở để hình thành bong bóng bất động sản” trong giai đoạn hiện nay. Ông Quân cũng được trích dẫn mô tả điều ông gọi là “nhu cầu về các loại bất động sản như nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại… ở Việt Nam còn rất lớn”. Bộ trưởng Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân thừa nhận thị trường đang đứng trước rủi ro khi giá bất động sản sụt giảm mạnh khi ngân hàng tăng lãi suất, giảm cho vay khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư gánh chịu sự thua lỗ. Tuy nhiên ông Quân nói rằng những tác động này chưa thể đủ sức để gây ảnh hưởng đến nền kinh tế đến mức vỡ bong bóng bất động sản. "Thực trạng doanh nghiệp ồ ạt đầu tư bất động sản, tập trung quá nhiều phân khúc bất động sản cao cấp, các dự án thiếu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị dẫn đến hiện tượng dư cung bởi nguồn cầu thanh toán không có" ông Quân nói thêm. Giá nhà đất bị đẩy lên quá cao, kiến trúc làng quê và đô thị còn bộc lộ tính tự phát và thiếu bản sắc sẽ là những thách thức không nhỏ đối với người đứng đầu Bộ Xây dựng trong nhiệm kỳ 2011 - 2016. Báo Thanh Niên trích dẫn Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nói về nghịch lý đáng lo ngại rằng ở các nước nếu dành toàn bộ thu nhập cho việc mua nhà, công chức các nước chỉ mất 4 - 5 năm, còn công chức VN phải mất trên 20 năm. "Nhu cầu về các loại bất động sản như nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại… ở Việt Nam còn rất lớn" Nguyễn Hồng Quân, Bộ trưởng Xây dựng Phó giáo sư, TS Nguyễn Hồng Thục, Đại học Kiến trúc, được trích dẫn nói “hiện chúng ta đang phải đương đầu với hiện tượng xây dựng các khu mới kiểu “đô thị - phòng ngủ” từ khắp các nơi có quỹ đất nông nghiệp. “Nông thôn Việt đang chuyển mình mạnh mẽ nhưng kiến trúc làng quê đang bị băm nát.” “Trên 700 khu đô thị mới đang được đưa vào sử dụng, ít có nơi nào xây dựng hoàn chỉnh các công trình dịch vụ đời sống tối thiểu như: chợ, trường học, hành chính dân cư, công trình hạ tầng xã hội, thể thao, công viên cây xanh, giao tiếp, phòng khám...” TS Nguyễn Hồng Thục nói. TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN thì nói: “Tôi mong rằng, Bộ trưởng mới quan tâm hơn đến việc đổi mới thể chế của thị trường xây dựng để thị trường này tự vận hành minh bạch." |