Home Tin Tức Thời Sự TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 11 Tháng 7 Năm 2011 16:38

Dưới đây là 10 công ty dẫn đầu Global 500 năm 2011Tạp chí Fortune của Mỹ vừa công bố danh sách thường niên 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (Global 500). “Đế chế” bán lẻ Wal-Mart vẫn đứng đầu bảng, nhưng dầu lửa mới là ngành công nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối trong top 10.
Đáng chú ý, Trung Quốc đóng góp tới 3 cái tên trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất, trong khi Nhật Bản chỉ có 2 công ty lọt vào nhóm này.

 

1. Wal-Mart

Vị trí xếp hạng: 1 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 1)
CEO: Michael T. Duke
Số nhân viên: 2.100.000
Quốc gia: Mỹ
Doanh thu năm 2010: 421,849 tỷ USD (tăng 3,3% so với 2009)
Lợi nhuận: 16,389 tỷ USD (tăng 14,3% so với 2009)
Tài sản: 180,663 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 4%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 9,1%
Đây là năm thứ hai liên tục Wal-Mart chiếm ngôi đầu của danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500) và cả Global 500. Wal-Mart được đánh giá cao ở mục tiêu theo đuổi sự phát triển doanh nghiệp bền vững, nhưng cũng bị cho là phân biệt đối xử với nhân viên nữ và đang dính đơn kiện liên quan tới vấn đề này. Kinh tế Mỹ khó khăn đang gây trở ngại cho Wal-Mart, với doanh thu các cửa hàng Wal-Mart tại thị trường Mỹ giảm quý thứ 8 liên tục.

2. Royal Dutch Shell

Vị trí xếp hạng: 2 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 2)
CEO: Peter R. Voser
Số nhân viên: 97.000
Quốc gia: Hà Lan
Doanh thu năm 2010: 378,152 tỷ USD (tăng 32,6%)
Lợi nhuận năm 2010: 20,127 tỷ USD (tăng 60,8%)
Tài sản: 322,56 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 5%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 6,2%
Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Shell đã tăng 7,2%. Trong bối cảnh dầu lửa ngày càng khó tìm, Shell đang thúc đẩy lĩnh vực năng lượng thay thế, tiêu biểu là vụ hợp tác với công ty xăng sinh học Cosan của Brazil hồi năm ngoái. Shell còn đang phát triển công nghệ để xây dựng nhà máy khí hóa lỏng nổi trên biển đầu tiên nhằm đạt lợi thế khi tiếp cận các mỏ dầu ở vùng nước sâu.

3. ExxonMobile

Vị trí xếp hạng: 3 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 3)
CEO: Rex W. Tillerson
Số nhân viên: 103.700
Quốc gia: Mỹ
Doanh thu năm 2010: 354,674 tỷ USD (tăng 24,6%)
Lợi nhuận năm 2010: 30,46 tỷ USD (tăng 58%)
Tài sản: 302,510 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 9%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 10,1%
2010 là một năm nhiều biến động trên thị trường dầu lửa, nhưng giống như các “đại gia” dầu lửa khác, ExxonMobile đã đạt thành tích kinh doanh đáng nể. Chuẩn bị trước cho những thay đổi trong tương lai, ExxonMobile đang tăng đầu tư vào các loại năng lượng thay thế, nhất là khí tự nhiên.

4. BP

Vị trí xếp hạng: 4 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 4)
CEO: Robert W. Dudley
Số nhân viên: 79.700
Quốc gia: Anh
Doanh thu năm 2010: 308,928 tỷ USD (tăng 25,5%)
Lợi nhuận năm 2010: -3,719 tỷ USD (giảm 122,4%)
Tài sản: 272,262 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: -1%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: -1.4%
Thảm họa tràn dầu hồi tháng 4 năm ngoái trên Vịnh Mexico đã nhấn chìm BP. Hãng này cho biết sẽ phải huy động 30 tỷ USD để khắc phục hậu quả, và nhiều tài sản đã bị bán tháo cho mục đích này. Tuy nhiên, trong thời gian 2010-2016, BP vẫn dự định có tới 32 dự án mới.

5. Sinopec Group

Vị trí xếp hạng: 5 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 7)
CEO: Fu Chengyu
Số nhân viên: 640.535
Quốc gia: Trung Quốc
Doanh thu năm 2010: 273,422 tỷ USD (tăng 45,8%)
Lợi nhuận: 7,629 tỷ USD (tăng 32,5%)
Tài sản: 225,388 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 3%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 3,4%
Là hãng khai thác và lọc hóa dầu lớn nhất của Trung Quốc, Sinopec giờ đã vươn lên ngang tầm với các tập đoàn dầu khí đa quốc gia khổng lồ. Tuy nhiên, cái khó của Sinopec so với các đối thủ nước ngoài là phải chịu áp lực từ Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề tăng giảm giá xăng dầu trong nước. Mặc dù vậy, Sinopec đang mở rộng hoạt động ở nước ngoài, với 9 dự án ở nước ngoài ký kết trong năm 2010.

6. China National Petroleum

Vị trí xếp hạng: 6 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 10)
CEO: Jiang Jiemin
Số nhân viên: 1.674.541
Quốc gia: Trung Quốc
Doanh thu năm 2010: 240,192 tỷ USD (tăng 45,1%)
Lợi nhuận năm 2010: 14,367 tỷ USD (tăng 39,9%)
Tài sản: 399,101 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 6%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 3,6%
China National Petroleum tuyên bố có đủ khả năng tăng trữ lượng dầu lửa và khí đốt với tốc độ đủ để thỏa mãn cơn khát dầu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Một phần sức mạnh của tập đoàn này xuất phát từ mối quan hệ tốt với chính phủ và các công ty đa quốc gia ở các nước nhiều dầu lửa. China National Petroleum hiện đang hợp tác chặt chẽ với Nga, Venezuela, Iraq và Qatar, cũng như BP, Total và Shell.

7. State Grid

Vị trí xếp hạng: 7 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 8)
CEO: Liu Zhenya
Số nhân viên: 1.564.000
Quốc gia: Trung Quốc
Doanh thu năm 2010: 226,294 tỷ USD (tăng 22,7%)
Lợi nhuận năm 2010: 4,556 tỷ USD
Tài sản: 315,268 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 2%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 1,4%
Công ty điện lực hàng đầu Trung Quốc đang phát triển mạnh cùng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở nước này. Thành lập năm 2002, State Grid hiện đang cung cấp năng lượng cho hơn 1 tỷ dân tại 26 tỉnh của Trung Quốc. Theo hãng nghiên cứu Pike Research, riêng trong quý 1/2011, State Grid đã mua 70% trong tổng số 17,4 triệu thiết bị đo điện thông minh được bán trên toàn cầu. Đây được xem là một nỗ lực lớn của công ty này trong việc thu thập dữ liệu tiêu thụ năng lượng của người tiêu dùng.

8. Toyota Motor

Vị trí xếp hạng: 8 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 5)
CEO: Akio Toyoda
Số nhân viên: 317.716
Quốc gia: Nhật Bản
Doanh thu năm 2010: 221,760 tỷ USD (tăng 8,6%)
Lợi nhuận năm 2010: 4,766 tỷ USD (tăng 111,3%)
Tài sản: 359,862 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 2%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 1,3%
“Bão” thu hồi xe đã lắng xuống, nhưng một thảm họa khác lại ập xuống với Toyota. Sản lượng của hãng đang diễn biến theo chiều hướng sụt mạnh sau vụ động đất và sóng thần lịch sử ở Nhật hồi tháng 3 vừa qua. Doanh số của Toyota tại các thị trường phát triển suy giảm trong năm 2010, nhưng với sự gia tăng doanh số ở các thị trường mới nổi, hãng vẫn tiêu thụ được hơn 7 triệu xe, tăng 71.000 xe so với năm 2009.

9. Japan Post Holdings

Vị trí xếp hạng: 9 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 6)
CEO: Jiro Saito
Số nhân viên: 233.000
Quốc gia: Nhật Bản
Doanh thu năm 2010: 203,958 tỷ USD (tăng 0,9%)
Lợi nhuận năm 2010: 4,891 tỷ USD ( tăng 0,9%)
Tài sản: 3.535 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 2%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 0,1%
Lần đầu Japan Post Holdings lọt vào danh sách Global 500 của Fortune là cách đây 2 năm. Tập đoàn này trải rộng trên nhiều lĩnh vực gồm ngân hàng, bảo hiểm, chuyển phát thư tín… Khó khăn mà Japan Post Holdings đang phải đối mặt bao gồm sự suy giảm trong khối lượng thư tín, tài khoản tiết kiệm và hợp đồng bảo hiểm tại thị trường trong nước.

10. Chevron

Vị trí xếp hạng: 10 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 11)
CEO: John S. Watson
Số nhân viên: 62.196
Quốc gia: Mỹ
Doanh thu năm 2010: 196,337 tỷ USD (tăng 20,1%)
Lợi nhuận năm 2010: 19,024 tỷ USD (tăng 81,5%)
Tài sản: 184,769 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 10%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 10,3%
Năm nay, Chevron có kế hoạch thu hẹp hoạt động ở mảng lọc hóa dầu để tập trung hơn vào việc khai thác. Hãng đang có trong tay một lượng tiền mặt dồi dào, ở mức 5,3 tỷ USD vào cuối quý 1/2011. Hồi đầu năm nay, Chevron mua lại hãng năng lượng Atlas Energy để tiếp cận với các tài sản khí đốt của hãng này ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ. Hãng cũng kỳ vọng sẽ được phép tăng cường khai thác dầu trên Vịnh Mexico trong thời gian tới.
 
Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do VietNam Report công bố hôm nay (25/11) cho thấy hầu hết những DN nằm trong Top 10 năm 2009 vẫn tiếp tục có mặt trong năm 2010, chỉ trừ Vinashin.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được công bố để ghi nhận và tôn vinh những thành quả mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đạt được. Đây là kết quả nghiên cứu từ VietNam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, dựa trên mô hình Fortune 500.

Năm 2010, Bảng xếp hạng VNR500 được dựa trên số liệu điều tra cập nhật đến hết ngày 31/12/2009. Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải trên 1.200 tỷ đồng và vào Bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt trên 500 tỷ đồng.

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, các doanh nghiệp trực thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, bao gồm các Tập đoàn, các TCT và các công ty có vốn Nhà nước chi phối tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2010 với tỷ lệ 46%, thậm chí chiếm vị trí chi phối áp đảo trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (chiếm 7/10).

Đáng chú ý là có tới 8 DN nằm trong Top 10 DN lớn nhất Việt Nam năm 2009 vẫn tiếp tục giữ vị trí trong bảng xếp hạng năm 2010, hai doanh nghiệp bị loại ra khỏi danh sách này là Tổng công ty dầu Việt Nam và Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và được thay thế bằng Tổng công ty lương thực miền Nam và Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí.

Bảng xếp hạng VNR500 năm 2010 tiếp tục cho thấy một số ngành trọng điểm vẫn duy trì được vị thế ưu thế của mình, như các ngành Ngân hàng - Tài chính, Vàng bạc đá quý, Viễn thông, Điện, Dầu khí.

Các doanh nghiệp trong VNR500 năm 2010 ngày càng chứng tỏ được sức mạnh đáng kể của mình với Top 20 doanh nghiệp đầu tiên trong Bảng xếp hạng đủ điều kiện gia nhập nhóm câu lạc bộ doanh thu 1 tỷ đô với mức doanh thu trung bình của nhóm đạt 2.7 tỷ USD.

Và rất đáng ghi nhận khi các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp trên toàn cầu khi Top 50 doanh nghiệp đầu tiên trong BXH năm 2010 đủ tiêu chí về doanh thu để có thể đứng trong Bảng Xếp hạng Forbes 2000 về top 2000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một thực trạng không vui là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, liên tục ở mức thấp trong các năm qua.

Bảng xếp hạng cũng cho thấy có những biến động nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, và khu vực doanh nghiệp lớn nói riêng khi có khoảng 20% doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng VNR 500 năm 2009 bị loại khỏi VNR 500 năm 2010.

Top 10 DN lớn nhất Việt Nam năm 2010

1 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
2 - Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
3 - Tập đoàn điện lực Việt Nam
4 - Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
5 - Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam
6 - Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn
7 - Tập đoàn Viễn thông quân đội
8 - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
9 - Tổng công ty lương thực miền Nam
10 - Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí