VN, Phi Mắc Bẫy TQ:Hiệp ước JMSU 2005; Đã đón tàu TQ vào tìm tài nguyên Biển Đông |
Tác Giả: Việt Báo |
Thứ Năm, 07 Tháng 7 Năm 2011 14:05 |
Không có thông tin nào từ báo VN về hiệp ước JMSU giữa ba nước đã mở đườngc ho TQ có cớ đòi chủ quyền Biển Đông. JMSU là hiệp ước để 3 hãng dầu quốc doanh CNOOC của TQ, VOGC của VN và PNOC của Philippinews tạm gác tranh chấp để thăm dò tài nguyên -Hình minh họa /Internet MANILA, Philippines (VB) — Hai chính phủ Việt Nam và Philippines đã mắc bẫy Trung Quốc: chính bản hiệp ước của ba nước ký có tên là Thăm Dò Hải Dương Chung (Joint Marine Seismic Undertaking, JMSU) trong năm 2005 để TQ, VN và Phi cùng thăm dò tài nguyên vùng Trường Sa đã là lý cớ cho Trung Quốc khẳng định rằng chính VN và Phi đồng ý rằng TQ có thẩm quyền tranh chấp vùng Biển Đông này. Bản tin Manila Bulletin nói rằng văn phòng Tổng thống Philippines hôm Thứ Tư 6-7-2011 nói rằng bản hiệp ước thăm dò chung JMSU ký bởi cựu Tổng Thống Glorio Macapagal Arroyo (và bây giờ là Dân biểu đương nhiệm) đã làm tệ hại tranh chấp vùng biển Trường Sa. Edwin Lacierda, phát ngôn nhân Tổng thống Philippines, nói rằng trước đó (trong thời cố TT Ferdinand Marcos) Trung Quốc luôn luôn công nhận lãnh hải Philippines, nhưng chỉ từ sau khi ký JMSU và mở đường cho tàu TQ vào thăm dò chung ba nước TQ-VN-Phi, thì Bắc Kinh mới có cớ nói đó là lãnh hải tranh chấp, đòi cả phần chưa từng tranh chấp có tên là đảo san hô Recto Bank, cũng gọi là bãi Reed Bank (tên VN là Bãi cỏ Rong) gần phía Tây Palawan. JMSU là hiệp ước để 3 hãng dầu quốc doanh CNOOC của TQ, VOGC của VN và PNOC của Philippinews tạm gác tranh chấp để thăm dò tài nguyên. Nhưng đó là cạm bẫy, vì vô hình chung mở cửa biển cho tàu TQ vào thăm dò, và là cớ để TQ bây giờ đòi chủ quyền. Hiệp ước đầu tiên ký giữa TQ và Phi vào ngày 1-9-2004 và hiệp ước thứ 2 ký giữa 2 nước trên và VN vào ngày 14-3-2005. Bản tin báo ABS-CBN ghi thêm: “Phóng viên hỏi Văn Phòng Tổng Thống Philippines có dự tính truy tố cựu Tổng thống Arroyo về tội mở đường cho tàu TQ vào Biển Tây Phi thăm dò tài nguyên chung hay không, Lacierda nói rằng ông chưa tham khảo với Bộ Ngoại Giao về tình hình này.” Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng, sau vụ Bộ Ngoại giao Philippines cấm một quan chức cao cấp tại sứ quán Trung Quốc ở Manila đến dự các cuộc họp, hôm Thứ Tư 6/7/2011, phía Trung Quốc đã bác bỏ những chỉ trích của Philippines, khẳng định rằng mọi nhà ngoại giao của Bắc Kinh đều “thành tâm” và có “trách nhiệm” trong việc phát triển quan hệ hữu nghị Phi- Trung. Bộ Ngoại giao Philippines đã cấm một quan chức cao cấp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đến dự các cuộc họp, do nhân vật này đã có hành động thô lỗ, không đúng tư cách của một nhà ngoại giao. Mặt khác, thông tấn Bee hôm Thứ Tư ghi rằng “Vấn đề Biển Đông: VN còn mỏ vàng tri thức Việt kiều.” Bản tin Bee viết: Trong khi đó, bản tin BBC hôm Thứ tư ghi nhận rằng báo chính thống của nhà nước Hà Nội, tờ Đại Đoàn Kết vừa có loạt bài viết về Hoàng Sa và Trường Sa trong đó có bài nêu chi tiết trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa miền Nam Việt Nam và hải quân Trung Quốc và nhắc tới việc vinh danh tử sỹ VNCH. Bản tin BBC dẫn báo Đại Đoàn Kết về bài viết về trận Hoàng Sa 1974: …Vinh danh những người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa cũng là một cách để khắc ghi ký ức Hoàng Sa vào tâm thức dân tộc mãi mãi không phai mờ.” Ngoài báo Philippines, không có thông tin nào từ báo VN về hiệp ước JMSU giữa ba nước đã mở đườngc ho TQ có cớ đòi chủ quyền Biển Đông.
|