Những nhà từ thiện hào phóng nhất thế giới |
Tác Giả: Hà Thu (theo Forbes) |
Thứ Năm, 02 Tháng 6 Năm 2011 20:26 |
Theo số liệu thống kê mới đây nhất của Forbes, 19 người làm từ thiện nhiều nhất thế giới đã quyên góp tổng cộng trên 1 tỷ USD cho các quỹ hoặc các tổ chức từ thiện. Con số này nhiều gấp năm lần so với 2 năm trước.
1. Bill Gates (Mỹ) Số tiền quyên góp: 28 tỷ USD Giá trị tài sản ròng: 56 tỷ USD Bill Gates đã tham gia quyên góp tiền từ rất sớm cho tổ chức khác nhau như: Khoa Tin Đại học Harvard, thư viện, trường trung học và các tổ chức địa phương ở Seattle. Nhưng việc làm từ thiện của ông chỉ thật sự phát triển khi quỹ Bill & Melinda Gates ra đời năm 1999 với số cổ phiếu Microsoft trị giá 16 tỷ USD. Kể từ đó, với những đóng góp tích cực từ phía Gates và Warrren Buffett, quỹ này đã trở thành tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới. Một trong những sáng kiến nổi bật nhất của quỹ là hỗ trợ 10 tỷ USD cho việc sản xuất vắc-xin trong vòng 10 năm tới. Còn tại Mỹ, dự án chính của quỹ này lại là chú trọng hỗ trợ phát triển giáo dục, đặc biệt là việc đào tạo giáo viên. 2. Warren Buffett (Mỹ)
Giá trị tài sản ròng: 50 tỷ USD Trong nhiều năm liền, Buffet khẳng định sẽ cho đi toàn bộ tài sản của mình sau khi chết. Tuy nhiên, ông đã thay đổi quyết định. Năm 2006, Buffet cam kết sẽ ủng hộ trên 30 tỷ USD cho quỹ từ thiện Gates trong vòng 20 năm. Và đến năm 2010, ông đã quyên góp tới hơn 1,9 tỷ USD. Đáng chú ý hơn cả có lẽ là dự án “Cam kết cho đi” (Giving Pledge) mà ông cùng Bill Gates chung tay đề ra. Dự án này đã thu hút được sự tham gia của 69 cá nhân và gia đình giàu có với cam kết sẽ dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. 3. George Soros (Mỹ)
Giá trị tài sản ròng: 14,5 tỷ USD Tính từ năm 1979, tỷ phú này đã đóng góp tổng cộng hơn 8 tỷ USD, bao gồm cả việc cung cấp kim tiêm sạch cho các phòng khám tư ở California và hỗ trợ các nghiên cứu khoa học của Nga nhằm giúp đỡ người Roma (hay còn gọi là người Gipxi) ở Đông Âu. Thông qua Viện Xã hội mở (Open Society Institute) của mình, ông đã ủng hộ 1,7 tỷ USD để giải quyết các vấn đề về nhân quyền và nâng cao dân chủ. Ngoài ra, ông cũng dành tới 1,6 tỷ USD cho việc phát triển ngành giáo dục. 4. Gordon Moore (Mỹ)
Giá trị tài sản ròng: 4 tỷ USD Nhà đồng sáng lập kiêm cựu CEO của Intel đã đóng góp 6 tỷ USD cổ phiếu cho quỹ Gordon & Betty Moore vào năm 2000. Các hoạt động của quỹ này chủ yếu phục vụ cho khoa học, bảo vệ môi trường và giáo dục điều dưỡng. Hỗ trợ giáo dục điều dưỡng là ý tưởng của bà Betty - vợ ông Gordon Moore - vì bà từng bị một y tá tiêm nhầm thuốc khi đang điều trị trong bệnh viện. Gordon Moore cũng quyên góp một phần cho việc lắp đặt kính thiên văn lớn nhất thế giới ở Hawaii - nơi ông thường xuyên ghé chân. 5. Carlos Slim Helú (Mexico) Giá trị tài sản ròng: 74 tỷ USD Người đàn ông giàu nhất thế giới này từng tuyên bố tạo ra công ăn việc làm còn có ích hơn nhiều so với làm từ thiện. Tuy vậy, năm 2006, ông cũng đã quyên góp tới 2 tỷ USD - phần lớn là từ cổ tức - cho quỹ từ thiện Carlos Slim của mình và thêm 2 tỷ USD nữa trong năm 2010. Các chương trình của quỹ này chủ yếu nhằm phát triển giáo dục kĩ thuật số và nâng cao sức khỏe con người. Ông cũng đã trích tặng 100 triệu USD từ quỹ của mình cho dự án “Sáng kiến Clinton” để chi trả cho hơn 50.000 ca phẫu thuật đục thủy tinh thể ở Peru. Cùng với quỹ Gates và chính phủ Tây Ban Nha, Carlos Slim cũng ủng hộ 150 triệu USD để hỗ trợ cho việc cung cấp chất dinh dưỡng và đẩy mạnh các hoạt động phòng bệnh tại Trung Mỹ. 6. George Kaiser (Mỹ)
Giá trị tài sản ròng: 9,8 tỷ USD Kaiser từng nói: “Đảm bảo cho việc mỗi đứa trẻ sinh ra đều được hưởng quyền lợi như nhau là trách nhiệm của chính phủ. Nhưng có vẻ như đây chỉ là một lời nói suông. Việc đó thật đáng xấu hổ”. Từ nhiều năm trước, người đàn ông giàu nhất Tulsa này đã hành động bằng cách thành lập quỹ gia đình George Kaiser với 4 tỷ USD. Tổ chức này dành hàng triệu USD mỗi năm để hỗ trợ cho các phòng khám tư trên khắp Tulsa, giúp phụ nữ cai nghiện thuốc, nâng cấp trường công ở Tulsa và phát triển các trung tâm giáo dục trẻ em. Viện Chính sách năng lượng quốc gia của ông còn tìm ra nhiều biện pháp giúp nước Mỹ giảm nhập khẩu dầu từ nước ngoài. 7. Eli Broad (Mỹ) Số tiền quyên góp: 2,6 tỷ USD Giá trị tài sản ròng: 5,8 tỷ USD Eli Broad từng là một công nhân xây dựng, sau đó chuyển sang lĩnh vực bảo hiểm và tập trung cho các hoạt động từ thiện. Ông đã nỗ lực cải cách nền giáo dục công bằng việc trao phần thưởng cho các giáo viên. Năm ngoái, ông đã được cấp phép xây dựng một bảo tàng ở Los Angeles. Quỹ từ thiện của ông cũng tham gia tài trợ cho các nghiên cứu y học với việc dành hơn nửa tỷ USD cho viện nghiên cứu tế bào gốc ở Harvard và Học viện công nghệ Massachuset. 8. Azim Premji (Ấn Độ)
Giá trị tài sản ròng: 16,8 tỷ USD Chủ tịch tập đoàn công nghệ thông tin Wipro đã thành lập quỹ Azim Premji vào năm 2001 với khoản quyên góp đầu tiên bằng số cổ phiếu Wipro trị giá 125 triệu USD. Năm ngoái, ông đã dành tặng số cổ phiếu trị giá 2 tỷ USD cho quỹ từ thiện nhằm giúp các trường công ở khu trung tâm Ấn Độ đào tạo giáo viên và cải tiến chương trình giảng dạy. Vào tháng 7 tới, trường đại học đào tạo giáo viên mang tên ông - Azim Premji - sẽ được mở cửa. 9. James Stowers (Mỹ)
Giá trị tài sản ròng: 100 triệu USD Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Post At American Century đã bị đẩy khỏi danh sách Forbes 400 từ năm 2000 sau khi tặng 1,2 tỷ USD cho Viện Nghiên cứu y học Stowers tại thành phố Kansas. Nhưng sau đó, hai vợ chồng ông vẫn tiếp tục ủng hộ thêm cho viện này hàng triệu USD nữa. Viện Nghiên cứu y học Stowers chủ yếu nghiên cứu về gen để nâng cao hiểu biết của con người về ung thư, tiểu đường, tim và một số căn bệnh khác. 10. Michael Bloomberg (Mỹ)
Giá trị tài sản ròng: 18,1 tỷ USD Michael Bloomberg có lẽ đã quyên góp cho hơn 850 tổ chức từ thiện. Ông tài trợ cho các chiến dịch chống hút thuốc lá, luật kiểm soát mua súng và các tổ chức nghệ thuật New York. Ông cũng đã dành tặng hơn 200 triệu USD cho Đại học Johns Hopkins - nơi ông từng theo học và 50 triệu USD cho Đại học Princeton và Viện Công nghệ Carnegie. |