Vụ thủ lĩnh al-Qaeda bị lực lượng đặc nhiệm của Hoa Kỳ bắn chết đã mang lại sự mừng rỡ ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ với những cảnh ăn mừng trên đường phố.
Các quan chức Hoa Kỳ nói 'công lý' đã đến với Osama Bin Laden
Nhưng cũng có những người lên tiếng nói rằng việc ăn mừng cái chết, dù đó là của một người như Bin Laden, không phải là điều nên làm.
Một số cây viết cũng nhận định ảnh hưởng của Osama Bin Laden không lớn như người ta nghĩ và do vậy cái chết của ông này cũng không có nhiều ý nghĩa ngoại trừ việc giải tỏa sự uất ức của người Mỹ sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.
Nhà báo Tony Karon của tạp chí có uy tín Time nói thủ lĩnh Al-Qaeda đã thất bại trong thế giới Hồi giáo vì không cổ vũ được người dân ủng hộ bất chấp chuyện vài trăm thuộc hạ của ông đã khiến Hoa Kỳ điên đầu.
Ông Bấm Karon nhắc lại rằng chính sự hiện diện của binh lính Hoa Kỳ tại Arab Saudi và sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quốc gia này và Israel bên cạnh cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan là những lý do chính khiến Al Qaeda tồn tại.
Cái chết của Osama Bin Laden không đồng nghĩa với cái chết của Al-Qaeda. Alaa Al-Dardour từ Jordan
Tony Karon nói tất cả những lý do này vẫn còn và người dân trong thế giới Arab vẫn có quan điểm thiếu thiện cảm đối với Hoa Kỳ.
Trong phỏng vấn với ban tiếng Arab của BBC, người Hồi giáo từ các nước cũng có cái nhìn khác nhau trước tin Osama Bin Laden bị bắn chết.
Ông Amro Waheed từ Ai Cập nói: "Người Arab không muốn thấy sự can thiệp của Hoa Kỳ, nếu Hoa Kỳ muốn chiến thắng Al-Qaeda, họ cần ngay lập tức rút khỏi Iraq, Afghanistan và Pakistan và để người dân tự quyết định số phận của họ."
Alaa Al-Dardour từ Jordan nói: "Cái chết của Osama Bin Laden không đồng nghĩa với cái chết của Al-Qaeda. Ý thức hệ Al-Qaeda không phải là một con người cụ thể là một trường phái tư tưởng được nhiều người theo."
Còn bà Florance từ Pháp nói: "Tôi không nghĩ rằng giết chết Bin Laden sẽ thay đổi được gì nhiều. Nhiều chế độ bạo ngược trên thế giới cũng giống Bin Laden khi họ công khai trấn áp và giết người dân của chính họ trong khi thế giới im lặng.
"Một trong những chế độ như thế là Syria. Có gì khác nhau giữa khủng bố cấp nhà nước của chế độ Assad đối với người dân ở Deraa và chủ nghĩa khủng bố của Bin Laden." 'Trần tục'
Tại chính Hoa Kỳ, các phản ứng của người dân cũng khác nhau, nhất là trong số giới trẻ.
Trong phần ý kiến độc giả của báo New York Times, sinh viên Adam viết:
"Công lý đã được thực thi nhưng liệu đây có phải là lý do để ăn mừng không? Không. Đây không phải là sự kiện thể thao. Đây không phải là ngày chiến thắng. Nó chưa kết thúc cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ và đồng minh và hàng (chục?) ngàn người chết, cả quân đồng minh và người Arab, để tìm có một người." Sự thù nghịch đối với Hoa Kỳ trong thế giới Hồi giáo thực ra đã tăng lên trong chín năm qua vì cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq và cuộc xung đột của Israel với các nước láng giềng.
Tony Karon của tạp chí Time
Một sinh viên khác, Kelsey viết: "Tôi thấy cái chết của Bin Laden là tin vui mà cũng buồn. Trong tim tôi, tôi cảm thấy giết người một cách không ghê tay và không cho ông ta quyền được xét xử tại tòa án là điều không đúng.
"Nhưng nửa trần tục của tôi muốn đứng về phía đồng hương Hoa Kỳ và ăn mừng cái chết của ông ta. Đó là một con người xấu, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng tôi không chắc rằng giết ông ta là cách tốt nhất. Ông ấy vẫn còn nhiều người rất trung thành với mình và tôi sợ chúng ta sẽ bị trả đũa trong tương lai."
Còn tác giả Tony Karon của Time nói:
"Sự thù nghịch đối với Hoa Kỳ trong thế giới Hồi giáo thực ra đã tăng lên trong chín năm qua vì cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq và cuộc xung đột của Israel với các nước láng giềng.
"Nhưng thật trớ trêu, Al-Qaeda vẫn chỉ có vị trí ngoài rìa.
"Không phải là điều không thể hiểu được nếu tay chân của Bin Laden sẽ gặp may mắn vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng ngay cả một cuộc tấn công khủng bố lớn khác cũng không làm thay đổi thực tế là Al-Qaeda đang suy sụp."
'Phẫn uất'
Trong khi đó trên trang tin Bấm Huffington Post, cũng có bài của tác giả Barry Lando, người viết cuốn "Mạng Lừa dối".
Ông viết: "Sự phấn khởi của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và phương Tây trước cái chết của Osama bin Laden, mặc dù có thể hiểu được, là điều không đúng chỗ.
"Trong nhiều góc độ, kẻ bị bắn hạ ở Pakistan đã là người không còn ý nghĩa - là biểu tượng của mối đe dọa trong quá khứ hơn là đe dọa thực sự của tương lai."
Ông Lando cũng nói Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi sự kiện 11/9 và đã bị kéo vào bãi lầy lớn, vốn là thảm họa cho người Mỹ, cho nền kinh tế và cho uy tín của họ trong thế giới Arab, nơi ông nói "đa số người dân Arab [được hỏi trong một thăm dò ý kiến] coi Hoa Kỳ là đe dọa lớn hơn Al-Qaeda".
Tác giả Barry Lando nói cái chết của người bán rau quả Mohamed Bouazizi ở Tunisia quan trọng hơn cái chết của Osama Bin Laden
Tác giả này viết: "Nhìn chung, ông ta [Bin Laden] và những thuộc hạ phẫn uất vì sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho các chế độ tham nhũng và hà khắc ở Arab Saudi, tới Ai Cập và Yemen, cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Israel." Ông Lando nhắc lại lời của Osama Bin Laden khi trả lời phỏng vấn CNN năm 1997: "Hoa Kỳ muốn chiếm đóng đất nước chúng tôi, lấy trộm tài nguyên, áp đặt tay chân lên chúng tôi để cai trị chúng tôi và sau đấy lại muốn chúng tôi đồng ý với tất cả những điều này. Nếu chúng tôi từ chối họ sẽ nói chúng tôi là khủng bố...Bất cứ đâu chúng tôi để mắt tới chúng tôi đều thấy Hoa Kỳ đứng đầu về khủng bố và phạm tội trên thế giới."
Tác giả Lando cho rằng một người Arab khác, người gần đây cũng gặp phải cái chết bạo lực, có ý nghĩa quan trọng hơn Osama Bin Laden.
Đó là người bán rau quả 26 tuổi người Tunisia, Mohamed Bouazizi, người tự thiêu sau khi bị cảnh sát chèn ép và kéo theo cuộc cách mạng Hoa Nhài lan khắp Bắc Phi và Trung Đông.
Ông Lando nói cuộc nổi dậy ở Trung Đông cho thấy những cuộc nổi dậy thế tục có thể lật đổ những kẻ bạo chúa già nua và cộc cằn và như vậy sức hút của Hồi giáo cực đoan giảm đi. |