Trung Quốc có đầy đủ khả năng quân sự giải quyết ngay trong một lần mọi tranh chấp lãnh thổ
Lời dẫn của Dương Danh Dy:
Gần đây, xét từ bên ngoài thấy, nhà cầm quyền Trung Quốc dường như có một số động thái có vẻ “hữu nghị” với Việt Nam chúng ta. Các đoàn đại biểu đảng, chính, quân, dân đại biểu cho trung ương và địa phương lũ lượt sang thăm Việt Nam. Ngoài các tuyên bố “rất chi là hữu hảo” ra còn có cả những khoản tiền kèm theo(như cho vay ưu đãi để xây dựng nhà ở cho những người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, hoặc gì gì nữa ai mà biết được). Rồi còn bàn cả vấn đề tranh cãi trên Biển Đông nữa chứ, khiến một số người Việt Nam cả lo đã thở phào nhẹ nhõm.
Thế nhưng, xin đừng bao giờ quên thủ đoạn “vừa đấm vừa xoa” của người hàng xóm lớn nhưng cư xử lại không bao giờ “ lớn” này. Chả tin, xin đọc một trong nhiều bài viết của họ vừa được đăng tải ngày 8/5/2011. 1- Trung Quốc lấy đảo Hải Nam làm trung tâm, tăng nhanh bố trí quân sự, đồng thời gia tăng số lượng tầu giám sát biển tuần tra tại các vùng đảo bãi có tranh chấp ở Biển Đông.
2- Trung Quốc tăng cường hoạt động tuần tra tại đảo Senkaku(Điếu Ngư) và vùng đảo phụ cận.
3- Trung Quốc tăng cường tần suất và cường độ huấn luyện quân sự tại cao nguyên Tây Nam, nỗ lực xây dựng Bộ đội cao nguyên.(Vùng tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ-ND)
4- Trung Quốc Pakistan, thành viên Tổ chức Thượng Hải… sôi nổi gia tăng độ sâu và độ rộng hợp tác quân sự v.v..
Khi liên quan tới vấn đề lãnh thổ và lãnh hải Trung Quốc chúng ta luôn thấy hai loại phương thức giải quyết khác nhau, một mặt là thể hiện thái độ cứng rắn trên vấn đề tranh chấp, còn mặt khác là thể hiện thái độ linh hoạt gần như là thỏa hiệp trên các vấn đề tranh chấp. Vậy thì giữa hai phương thức đó rốt cục có những liên hệ và đấu tranh nội bộ gì? Khi Trung Quốc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải rốt cuộc liệu có tồn tại vấn đề không đủ lực lượng quân sự hay không?
Dưới đây là một số phân tích và nghiên cứu đơn giản.
Trung Quốc có đầy đủ khả năng quân sự giải quyết ngay trong một lần mọi tranh chấp lãnh thổ
Trung Quốc hiện có 2,3 triệu quân đội tại ngũ, chí ít có 10 triệu quân dự bị, lại còn có thể động viên một cách dễ dàng 100 triệu nam thanh niên trẻ tuổi. Trên thế giới hầu như không có một quốc gia nào có khả năng động viên chiến tranh lớn như vậy. Vì thế các nước, bao gồm cả các nước phương tây đều cảnh giác cao độ và sợ hãi khả năng chiến tranh đó của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, đơn thuần từ góc độ quân sự mà nói, khi xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ là không tồn tại vấn đề. Ví dụ như Nhật Bản, ví dụ như các nước xung quanh Biển Đông, ví dụ như tranh chấp vùng Nam Tây Tạng với Ấn Độ, nếu như dùng giải quyết quân sự làm thủ đoạn chủ yếu thì những cái đó đều không thực sự thành vấn đề. Trung Quốc có khả năng-khả năng quân sự, ngay trong một lần giải quyết mọi tranh chấp về lãnh thổ.
Thế nhưng hiện thực mà chúng ta nhìn thấy là gì? Trung Quốc luôn luôn ở trong trạng thái bị động trong tranh chấp lãnh thổ. Trên vấn đề Biển Đông, do Trung Quốc xưa nay đều dùng phương thức song phương để giải quyết vấn đề lãnh thổ của mình nhưng các nước Biển Đông đều ra sức “xào nấu” toàn bộ vấn đề Biển Đông thành vấn đề giữa Trung Quốc và tất cả các nước xung quanh và mong muốn đưa Mỹ vào làm bên điều đình chủ yếu. Từ đó làm phức tạp hóa toàn bộ vấn đề, không có lợi cho việc Trung Quốc hóa.
Trung Quốc chần chừ hành động là sợ sự đe dọa của Mỹ hay là tự trói chân tay mình
Trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ mặc dù Trung Quốc đã có những bố trí cực kỳ tỉ mỉ chặt chẽ về quân sự, nhưng cho đến hôm nay, Trung Quốc vẫn chần chừ trong hành động, rốt cuộc là vì sao? Trước đó giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra chiến tranh, bất kể là chiến tranh chính trị hay chiến tranh lãnh thổ, rốt cuộc Trung Quốc đã dám tiến hành đấu tranh vũ trang. Thế nhưng hiện nay, khi xử lý vấn đề tranh chấp biên giới, Trung Quốc đã thể hiện thái độ thỏa hiệp cầu an. Đó là vì năm đó có một số người đã nói để vấn đề đó lại cho con cháu giải quyết, hay là Trung Quốc lo ngại Mỹ dính líu vào Biển Đông hoặc những tranh chấp lãnh thổ khác có thể khiến chiến tranh mở rộng chăng?
Thực ra đối với Mỹ mà nói, cho dù Trung Quốc có phủ phục sát đất, Mỹ vẫn giữ thái độ dính líu như cũ, chỉ cần Trung Quốc thể hiện ra sự sợ hãi Mỹ, là sẽ mang lại cho Mỹ cảm giác sai lầm-chỉ cần Mỹ cứng rắn là nhất định Trung Quốc sẽ thể hiện thỏa hiệp thôi. Trung Quốc không muốn tình trạng đó. Từ thái độ của Trung Quốc trong ngoại giao mấy chục năm gần đây, chúng ta có thể thấy một mặt Trung Quốc nghe theo phương Tây cũng tức là do Mỹ đứng đầu ra, một mặt đã bị một số luận điệu nào đó của mình trói buộc chân tay. Đâu biết ràng mỗi thế hệ đều có trách nhiệm lịch sử của thế hệ mình, nếu chỉ ôm lấy một số luận điệu lịch sử để không có điều chỉnh hoặc vượt lên, đơn thuần cho rằng phương pháp tạm thời đó là chấn lý tung ra bốn biển đều đúng thì Trung Quốc sai lầm rồi đấy. Hơn nữa sai lầm này không có thuốc chữa trị.
Chỉ có kẻ thất bại mới tự mình bỏ tù mình, chỉ có những kẻ gan bé mới để mặc cho kẻ thù xỉ vả mắng nhiếc mình, chỉ có người thiếu trí tuệ mới tin rằng thế hệ sau sẽ có trí tuệ hơn. Vì vậy Trung Quốc chậm chạp không thấy động tĩnh, phần lớn nguyên nhân là do mình tự trói chân tay. Còn Mỹ, cho dù lá gan có to hơn nữa, họ cũng không dám chiến tranh giáp lá cà với Trung Quốc đâu.
Một mặt loại bỏ sử dụng vũ lực, một mặt lại tăng quân-thông tin không đúng
Tuy vậy may làm sao vẫn còn một số người tỉnh táo, điều đó đã tạo ra việc Trung Quốc không ngừng gia tăng binh lực tại các vùng có tranh chấp, không ngừng muốn thông qua diễn tập quân sự hoặc trình diễn những vũ khí tiên tiến nhằm đạt được mục đích quân không cần đánh mà vẫn khuất phục được người. Khiến những nước đó thấy khó mà lùi, để lại chút thể diện và dư địa cho mình. Thế nhưng sau khi không ngừng thăm dò theo rõi, dường như họ đã thấy rõ Trung Quốc không phải là một tấm thép mà là một nước đầy rẫy mâu thuẫn. Vì thế khi những thế lực này ra sức biến những lãnh thổ của Trung Quốc thành lãnh thổ tranh chấp, chúng ta thường nghe, nhìn thấy những thông tin không đúng đầy rẫy mâu thuẫn phát ra từ Trung Quốc.
Thực ra sợ rằng dù Trung Quốc có thể hiện ra tiếng nói cứng rắn thống nhất đi nữa, cũng không thể tạo nên cục diện như vậy. Mà những mâu thuẫn đó là một thể thống nhất, là kết quả của hai lực lượng tác dụng lẫn nhau.
Con chim ưng hai đầu của phái Học viện và phái diều hâu, mới là cái then chốt khiến Trung Quốc lâm vào cảnh hoang mang không biết làm gì
Trong nội chính và ngoại giao của Trung Quốc chính sách chủ lưu trước sau đều dao động quanh hai lực lượng, một là những tinh anh và nhóm chuyên gia giáo sư do phái Học viện làm đại biểu, một nữa là lực lượng kích tiến do phái diều hâu làm đại biểu. Mà làm trọng tài đã không còn là người lãnh đạo của hai phái nữa mà đã biến thành người dẹp những phẫn nộ của hai phái. Phái Học viện, lúc nào cũng tỏ ra đâu ra đấy, luôn luôn trưng ra những tổ sư phụ của họ, khoa môi múa mép từ đó tạo ra sự truyền dẫn thông tin tương đối hỗn loạn.
Xem ra phần lớn chỉ là cách làm tự mâu thuẫn. Chính là sự đối lập và mâu thuẫn giữa phái diều hâu và phái Học viện này mới làm cho rất nhiều quốc gia bao gồm cả phương tây đều nhìn đúng vào điểm đó và cũng là nguyên nhân then chốt khiến Trung Quốc lâm vào cảnh hoang mang không biết làm gì.
Mà giải quyết vấn đề chỉ có hai
Một là kẻ địch bên ngoài xâm lược; hai là phái cứng rắn trong nội bộ sử dụng biện pháp phi thường.
Tổng hợp những điều nói trên, liên quan đến vấn đề lãnh thổ cần phải chú trọng vấn đề kinh tế hay là vấn đề chủ quyền lợi ích quốc gia. So sánh xem hai cái đó cái nào quan trọng hơn rồi làm theo phương án đó. Thế nhưng hiện nay từ trên xuống dưới đều do phái Học viện đang làm. Vì thế vấn đề càng nhiều phức tạp hơn. Do vậy, đối với Trung Quốc mà nói khả năng quân sự không thành vấn đề nhưng liệu có người dám rút kiếm hay có nhóm người dám rút kiếm mới là chủ yếu. Điều làm người ta lạnh răng là những tinh anh giầu nứt đố đổ vách vì để lợi ích của mình không bị xâm hại mà cố ý làm như thế thì kết quả khó mà liệu được.
|