Home Tin Tức Thời Sự Diễn văn của Obama: một thách đố với Do Thái !

Diễn văn của Obama: một thách đố với Do Thái ! PDF Print E-mail
Tác Giả: Nhữ Đình Hùng   
Chúa Nhật, 22 Tháng 5 Năm 2011 05:23

Bài diễn văn ngày thứ năm 19.05 của ông Obama đặt Do Thái trong một tình trạng lúng túng

Obama đọc diễn văn ngày 19.05.2011

Barack Obama ,trong bài diễn văn ngày thứ năm 19.05, tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ,đã đặt chánh quyền Mỹ đứng về phía những người tranh đấu cho dân chủ Ả -rập,cho thấy một sự thay đổi tiếp cận đối với Trung Đông,bởi vì không có sự thay đổi này,Mỹ châu sẽ phải đối phó với một sự đỗ vỡ trầm trọng đối với thế giới ả-rập.

Bài diễn văn cho thấy ý hướng chứng tỏ Hoa Kỳ có một chánh sách đối ngoại mạch lạc mặc dù có những biến động trong vùng "Chúng ta có trước mặt chúng ta một cơ hội lịch sử.Chúng ta có cơ may để chứng tỏ Mỹ có những quan ngại nhiều hơn về phẩm cách của một người bán hàng ngoài phố ở Tunis hơn là chánh quyền thô bạo của một nhà độc tài".

Tổng-thống Mỹ đã duyệt lại các chi tiết của các giai đoạn của "mùa xuân ả-rập", đã nhắm vào nhà lãnh đạo Libye,Kadhafi, và nhà lãnh đạo Syrie, Bachar Al-Assad. Nhưng với nhà lãnh đạo Syrie,ông Obama đã đưa ra một lối thoát :"nhân dân nước Syrie đã chứng tỏ sự can đảm bằng cách đòi hỏi một sự chuyển dịch hướng về dân chủ...Tổng Thống Assad ngày nay đối diện với một sự lựa chọn.Ông ta có thể điều khiển việc chuyển dịch,hay ông lẩn tránh". Ông Obama cũng đòi hỏi nhà cầm quyền Syrie phải chấm dứt các cuộc bạo động chống các người biểu tình, nếu không, Syrie sẽ bị tiếp tục thách đố trong nội bộ và bị cô lập ở bên ngoài.Ông cũng cảnh cáo là Syrie đang đi theo đồng minh Iran,nước đã giúp đỡ tổ chức đàn áp các thành phần chống đối. Về phiá Libye,ông tin chiến dịch hiện tại sẽ đạt đến thành công.

Cũng vậy, đối với Bahrein, ông Obama đòi hỏi phải có một đối thoại thực sự giữa chánh quyền và đối lập, với Yémen,mặc dù thừa nhận nước này là một đồng minh, tổng thống Ali Abdallah Saleh phải tôn trọng các cam kết về việc chuyển quyền.

Ông Obama cũng nhận xét rằng cuộc nổi loạn ở Ả rập hầu như đã quay lưng lại với chủ nghĩa cực đoan, nhấn mạnh việc thủ lãnh Al Qaïda đã "từ khước dân chủ và các quyền cá nhân của người hồi-giáo thay cho một chủ nghĩa cực đoan bạo động"  khi đề cập đến cái chết của Oussama Ben Laden và nhấn mạnh ngày nay người Ả Rập coi Al Qaïda như một "ngõ cụt".

Kể từ khi được đắc cử tổng thống cho đến nay,ông Obama đã không đạt đến các thành công đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp giữa Do Thái và Palestine.Nhưng trong bài diễn văn đọc tại bộ ngoại giao vào ngày thứ năm 19.05, ông Obama đã kêu gọi Do Thái và Palestine hãy lợi dụng thời cơ thuận lợi do  cuộc cách mạng Ả Rập tạo ra để có những thương thảo về hoà bình. Ông nói trong lúc nhân dân ở Bắc Phi và Trung Đông 'đã vứt bỏ gánh nặng của quá khứ,việc năng động  vì một nền hoà bình lâu dài để sẽ chấm dứt cuộc chiến là cấp thiết hơn lúc nào cả " .

Nhưng, điểm then chốt của bài diễn văn là việc nói đến một quốc gia Palestine sẽ được thành lập trong vùng đã có năm 1967 và Do Thái trở về ranh giới cũng của năm 1967. "Những biên giới giữa Do Thái và Palestine sẽ được dựa trên những đường có từ 1967 với những trao đổi (lãnh thổ) theo đó hai bên sẽ đông ý với nhau nhằm để thiết lập một biên giới chắc chắn và được hai nước thừa nhận.",

Sự triệt thoái hoàn toàn và thành từng đợt các lực lượng quân sự Do Thái phải được phối hợp trong tinh thần trách nhiệm về an ninh của Palestine trong một quốc gia có chủ quyền và không quân sự hoá, phải có sự thoả thuận về thời hạn cho sự chuyển quyền và hiệu quả của các thoả hiệp về an ninh phải được chứng tỏ.

Bài diễn văn ngày thứ năm 19.05 của ông Obama đặt Do Thái trong một tình trạng lúng túng vì thủ tướng Do Thái Benyami Nétanyahou sẽ gặp ông Obama trong ngày thứ sáu 20.05.  Được biết Do Thái đã có những áp lực mạnh mẽ với Hoa Kỳ trước đó và bài diễn văn của tổng thống Obama đã đọc chậm hơn là dự liệu đến nửa giờ!


Nétanyahou - Obama ( 20.05.2011)

Phản ứng của báo chí Do Thái đối với bài diễn văn của ông Obama là điều không phải chờ đợi.Đối với nhật báo Yédiot Aharonot  dưới hàng tít "Đối đầu" ,nhật báo này viết ông Obama đã nói những điều mà Nétanyahou không muốn nghe  và cho thấy sự chấn động trong giới thân cận của Nétanyahou và những phản ứng sửng sốt với bài diễn văn của Tổng thống Obama. Và trong ngày thứ năm Nétanyahou cũng đã phản ứng bằng tuyên bố loại trừ tất cả mọi triệt thoái về đường ranh giới 1967 nghĩa là trước khi Do Thái  chiếm được Cisjordanie,giải đất Gaza và đông Jérusalem trong cuộc chiến sáu ngày (tháng 6/1967). Vẫn theo báo Yédiot Aharonot, cuộc viếng thăm Washington của ông Nétanyahou đã khởi đi từ một điểm xấu!

Nhưng ông này sẽ gặp nhóm vận động hành lang (lobby) của Do Thái Aipac vào ngày 22.05 và nói chuyện trước quốc hội Mỹ vào ngày 24.05, một khoảng ngắn thời gian giữa hai cuộc tiếp xúc liệu có cho phép để làm đảo ngược khuynh hướng trong giới lập pháp Hoa Kỳ?

Những nhật báo khác của Do Thái cũng coi bài diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ là một cuộc chạm trán với Do Thái "bài diễn văn đã giáng xuống đầu của Nétanyahou như một cú búa tạ theo nhà bỉnh bút Ben Caspit của nhật báo Maariv và cho rằng từ nay, ông Nétanyahou sẽ không ngừng ngăn cản việc tái đắc cử của Obama!

Ngoài ra,nhà bỉnh bút này cũng coi việc đọc diễn văn trước ngày Nétanyahou thăm Hoa Thịnh Đốn là một cuộc phục kích được tổ chức trước để trả đũa ông Nétanyahou bởi vì trong quá nửa nhiệm kỳ của ông Obama,tình hình bang giao giữa Hoa Kỳ và Do Thái đã không đượcc cải thiện.

Về phiá Mỹ, báo New York Times đã ca ngợi bài diễn văn dù coi rằng "không tiến xa mấy". Nếu như ngôn từ có 'mới "  thì đó không phải là một 'ngã rẽ ' trong chánh sách ngoại giao của Mỹ. Phiá đảng công hoà, Mitt Romney,một trong những người có ý ra tranh cử,đã nói việc trở lại ranh giới năm 1967 như là 'bán rẻ Do Thái'.

Về cánh tả,ông Obama đạt được một sự đồng thuận,đó là "hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ thành công trong việc bắt ép Nétanyahou. Và ngay cả đối với người Palestinẹ (thành tố yếu nhất trong vùng) xem chừng cũng tự định vị trong một thế giới hậu Hoa Kỳ! Cũng như ông Obama đã thừa nhận "chúng ta phải tiến tới với sự khiêm tốn.Không phải là Hoa Kỳ đã đảy người ta ra đường phố ở Tunis hay ở Caire"

Về phiá Do Thái,người ta đặt câu hỏi tại sao ông Nétanyahou lại không chấp nhận đường ranh 1967?

Bởi vì sẽ phải trả lại cho Palestine các vùng đất Cisjordanie và giải đất Gaza. Và việc thành lập quốc gia Palestine cũng có thể lôi kéo thêm việc Do Thái phải trả lại cho Syrie vùng đất của nước này cũng bị Do Thái sát nhập. Hơn thế, còn có vấn đề di dân:khoảng trên dưới 150.000 người Do Thái lập nghiệp ở những vùng này sẽ phải quay về Do Thái. Ngoài ra còn vấn đề Jérusalem .Nhưng quan trọng hơn hết là liên minh các chánh đảng đang cầm quyền ở Do Thái có thể bị vỡ ra, điều sẽ đưa đến việc ông Nétanyahou không còn có thể nắm quyền được nữa.