Home Tin Tức Thời Sự Campuchia cạnh tranh với VN và Thái Lan

Campuchia cạnh tranh với VN và Thái Lan PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Tư, 18 Tháng 5 Năm 2011 08:41

Campuchia đã hội đàm cấp cao với Philippines nhằm tiến tới khả năng cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam để giành hợp đồng cung cấp gạo

 cho nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, báo Bangkok Post của Thái Lan đưa tin.

Thủ tướng Hun Sen đã gặp Tổng thống Philippines bên lề hội nghị ASEAN.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN gần đây ở Indonesia, Thủ tướng Hun Sen chào bán gạo giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong một cuộc họp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, một trợ lý của chính phủ Campuchia cho hay.

Đề nghị này được đưa ra để đổi lại việc ngành nông nghiệp Campuchia kém phát triển nhận được các khoản đầu tư, Srey Thamrong, một cố vấn cho Thủ tướng Hun Sen, người đã có mặt trong các cuộc đàm phán tại Jakarta vào ngày 07 tháng 5 cho biết.

''Họ bày tỏ mong muốn nhập khẩu gạo,'' ông Thamrong nói.

Ông cho biết thêm rằng Tổng thống Aquino nói với Thủ tướng Hun Sen rằng ông sẽ bổ nhiệm một nhóm các quan chức chính phủ để đàm phán các bước tiếp theo.

Cuộc họp diễn ra sau chuyến đi tìm hiểu thực tế của Cục Lương Thực Quốc gia Philippines (NFA) đến Phnom Penh cuối tháng trước.

Chuyến đi kể như một phần của kế hoạch của chính phủ của ông Aquino đa dạng hóa và giảm chi tiêu nhập khẩu gạo vốn lên tới 2.25 triệu tấn vào năm ngoái, là mức cao nhất thế giới.

''Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng Campuchia như là một nguồn cung cấp thay thế [nhập khẩu], ông Gilbert Lauengco từ NFA nói với nói Phnom Penh Post vào tháng Tư.

Các lô hàng sẽ bắt đầu chậm nhất là vào năm tới'', ông nói thêm.

Loại bỏ 'vai trò VN'

Mặc dù vậy, số lượng đơn hàng và giá Philippines sẽ phải trả Campuchia là bao nhiêu vẫn chưa được hai bên chấp thuận.


Việt Nam nhập gạo từ Campuchia để xay xát và xuất khẩu.

Cục Lương Thực Quốc gia Philippines trả trung bình là 630 đôla/tấn gạo nhập khẩu trong năm 2010, hoặc 1.42 tỷ đôla cho 2.25 triệu tấn.

Con số này chiếm hơn hơn 44% trong tổng số thâm hụt mậu dịch của Philippines là 3.47 tỷ đôla vào năm ngoái.

Tin cho hay NFA đã công bố kế hoạch cắt giảm nhập khẩu gạo chỉ còn 860.000 tấn trong năm nay sau khi chính phủ Aquino cáo buộc chính phủ tiền nhiệm trữ gạo quá mức.

Đây là bước đi nhiều khả năng tiếp tục làm giảm cơ hội của hai nhà cung cấp chính là Việt Nam và Thái Lan trong bối cảnh Manila cũng xem Campuchia như một giải pháp thay thế với chi phí thấp hơn.

Tin từ Philippines cho biết chính phủ đã đồng ý mua 200.000 tấn gạo từ Việt Nam trong năm nay như một phần của hợp đồng cung cấp gạo giữa Philippines và Hà Nội.

Trong khi đó Thái Lan vẫn được xem là nhà cung cấp chính trong chương trình giảm thuế quan của nước này với một thỏa thuận cung cấp 98.000 tấn.

Gạo Campuchia chưa phải là mối đe dọa cho thị trường xuất khẩu của cả Thái Lan và Việt Nam / Hiệp hội Xuât khẩu Gạo Thái Lan

Trong những năm gần đây Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã phải vật lộn để cạnh tranh với Việt Nam để cung cấp gạo cho Philippines.

Trong khi đó, Việt Nam nhiều khả năng thua thiệt nếu Philippines nhập gạo từ Campuchia, các nhà phân tích nhận định.

Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái dự đoán Campuchia cung cấp tới 1,5 triệu tấn lúa cho Việt Nam hàng năm, để sau đó được chế biến và xuất khẩu ở dạng thành phẩm sang các thị trường trong đó có Philippines.

Nhưng trong các cuộc đàm phán ở Jakarta, ông Aquino được cho là đã nói với ông Hun Sen rằng Manila đã sẵn sang “loại bỏ trung gian Việt Nam do giá nhập khẩu thấp hơn cho Philippines nếu Campuchia có được trang thiết bị để xay xát và xuất khẩu số lượng gạo cần thiết vốn chưa làm được vào lúc này.

Mặc dù hiện đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ bảy thế giới, Campuchia vẫn còn chặng đường dài để đi trước khi biến được vựa lúa trù phú ước tính gần 4 triệu tấn vào năm nay thành gạo qua chế biến để xuất khẩu do thiếu thốn hạ tầng và vốn cũng như giá điện cao.

Korbsook Iamsuri, chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái cho rằng ''Vì vậy gạo Campuchia chưa phải là mối đe dọa cho thị trường xuất khẩu của cả Thái Lan và Việt Nam''.