Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27/O4/2011 |
Tác Giả: Lê Phước | ||
Thứ Năm, 28 Tháng 4 Năm 2011 06:12 | ||
Tổng thống Ukraina đã xúc động nói : « 25 năm đã trôi qua, chúng ta đã hiểu được rằng, thảm họa hạt nhân gây hậu quả rất nặng nề cho dân chúng ». Thảm họa Tcherbobyl vẫn luôn luôn hiển hiện
Hôm qua 26/04/2011, tại một địa điểm nằm cách nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl chỉ có vài trăm mét, tổng thống Ukraina đã chủ trì buổi lễ tưởng niệm 25 năm thảm họa hạt nhân kinh hoàng này. Phản ánh sự kiện này, nhật báo Libération có bài nhận định « Tchernobyl, thảm họa muôn đời ». Hôm qua, tại lễ tưởng niệm, 25 hồi chuông đã vang lên đánh dấu tròn 25 năm xảy ra thảm họa Tchernobyl, một thảm họa đã ngủ quên trong tận cùng sâu thẳm của lương tri, và phải dợi đến khi xãy đến thảm họa Fukushima, nỗi sợ hãi hạt nhân của con người mới được đánh thức. Lễ tưởng niệm thảm họa Tchernobyl thường được tổ chức một cách không rầm rộ, thế nhưng lần này nó có một ý nghĩa đặc biệt. Vì thế, tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã đích thân đến dự. Xin nhắc lại rằng, đây là chuyến đi đầu tiên của một nguyên thủ Nga đến vùng thảm họa. Nhân buổi lễ, thủ tướng Ukraina ông Mykola Azarov cũng đã nhắc lại sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trong việc giúp nước này khắc phục hậu quả hạt nhân. Ông Azarov cho biết, hai mươi mấy năm qua, dù kinh tế khó khăn, nhưng Ukraina vẫn phải một mình khắc phục thảm họa. Từ đó, ông kêu gọi các nước tăng cường giúp đỡ Ukraina trong vấn đề này. Tổng thống Nga cho biết đã gửi đến những người đồng nhiệm trên thế giới những đề xuất cùng nhau soạn thảo công ước quốc tế mới để đảm bảo phát triển an toàn hạt nhân trên thế giới. Tổng thống Ukraina đã xúc động nói : « 25 năm đã trôi qua, chúng ta đã hiểu được rằng, thảm họa hạt nhân gây hậu quả rất nặng nề cho dân chúng ». Libération nhấn mạnh, Tchernobyl và Fukushima sẽ không đủ để làm giảm bớt “sự hăng hái” trong việc phát triển hạt nhân của các nước phương Tây. Tổng thống Nga tuyên bố, năng lượng hạt nhân vẫn là nguồn năng lượng chủ đạo, bởi cho đến hiện tại, chưa ai đề xuất được một nguồn năng lượng thay thế khác. Nếu Đức có những hành động có vẻ tình nguyện do sức ép chính trị, thì Pháp vẫn kiên trì mục tiêu hạt nhân, trong khi đó Ý đang có thái độ không dứt khoát. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Le Figaro, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA ông Yukiya Amano khẳng định, thảm họa Fukushima không kéo theo sự chấm hết của ngành hạt nhân. Ông cho biết, dù một vài nước xem xét lại kế hoạch phát triển hạt nhân, nhưng nên nhớ rằng, sản xuất điện hạt nhan vẫn luôn là một lựa chọn quan trọng đối với nhiều nước. Người Nhật không có tập quán biểu tình ! Kể từ thảm họa Fukushima, tỷ lệ người Nhật phản đối hạt nhân đã tăng lên (năm 2007 chỉ có 28%, hiện tại là 41%). Thế nhưng, trong ngày tưởng niệm 25 năm thảm họa Tchernobyl, người dân cũng không quan tâm lắm đến biểu tình. La Croix phản ánh tình hình này với bài « Người phản đối hạt nhân ở Nhật Bản vẫn luôn luôn gặp khó khăn ». Trong ngày kỷ niệm thảm họa Tchernobyl hôm qua, tại thủ đô Tokyo, cũng có người xuống đường biểu tình đòi cho ngừng ngay các nhà máy hạt nhân và tìm nguồn năng lượng khác thay thế. Tuy nhiên, chỉ có 4 500 người xuống đường. Một người dân cho biết, trong lòng, ai cũng biết hạt nhân là có hại, thế nhưng, chúng tôi không có tập quán xuống đườn biểu tình. La Croix còn cho biết, ở Nhật, nhà cầm quyền cũng như người dân luôn do dự trước hai lối rẽ : lợi ích kinh tế đối mặt với nỗi lo sợ thảm họa hạt nhân, bởi nhà máy hạt nhân tạo công ăn việc làm, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia. Jimmy Carter tiếp tục ra sức giải hòa cho hai miền Triều Tiên ! Cũng liên quan đến Châu Á, Le Figaro có bài nhận định về chuyến thăm Bình Nhưỡng của cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter. Bài viết chạy dòng tựa « Jimmy Carter thực thi sứ mạng hòa bình ở Bình Nhưỡng ». Hôm qua cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter (1977-1981) đã đến Bình Nhưỡng. Lần đi này có hơi đặc biệt so với những lần trước, là ngoài ông ra còn có 3 vị cựu nguyên thủ khác tháp tùng : cựu tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Ai-Len Mary Robinson và cựu thủ tướng Na Uy Gro Brundtland. Le Figaro nhận định, 9 tháng sau khi bị chủ tịch Kim Jong-il « « đối xử trịch thượng » hồi tháng 8 năm rồi, « người đàn ông của những nhiệm vụ bất khả thi » đã lại đến Bình Nhưỡng. Ông Carter không hề tỏ ra chán nản, ông cho biết « Trong bối cảnh tiến trình thương lượng dường như rơi vào bế tắc, chúng tôi muốn làm dịu bớt căng thẳng và giúp các bên liên quan giải quyết những vấn đề mấu chốt, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo triều tiên ». Theo Le Figaro, nhiệm vụ lần này của ông Jimmy Carter là rất gian nan, bởi hai miền Triều Tiên đang trong thế « gươm ra khỏi võ » kể từ tháng 11/2010. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS), kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1953, chưa bao giờ tình hình hai miền Nam Bắc lại căng thẳng đến mức như vậy. Cựu tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari cũng cho rằng, Seoul và Bình Nhưỡng đang rất nghi ngờ nhau, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu để sự đối đầu này tiếp diễn. Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động hậu trường thuyết phục hai miền Triều Tiên nối lại đàm phán với hy vọng tái khởi động vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân vốn đã bị đóng băng từ năm 2009. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi Bắc Triều Tiên phải chấp nhận đặt chương trình hạt nhân của mình lên bàn đàm phán. Vì thế, lần viếng thăm mà ông Carter cho là « hoàn toàn mang tính chất cá nhân » này là để thăm dò ý tứ của Bình Nhưỡng, và cũng để tăng cường cho các cố gắng ngoại giao của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ngày mai thứ năm, phái đoàn ông Carter sẽ đến Seoul. Le Figaro nhận định, có thể ở Seoul nhiệm vụ sẽ khó khăn hơn, bởi Hàn Quốc luôn từ chối đàm phán do phía Bắc chưa có lời xin lổi về những hành động quân sự có tính khiêu khích hồi năm rồi. Pháp và Ý bỗng nhiên đồng thuận ! Đến với quan hệ Pháp-Ý, Libération có bài thông tin « Roma và Paris liên kết chống lại hiệp định Schengen ». Sau những tuần lễ căng thẳng, hôm qua thủ tướng Ý Silvio Berlusconi và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã « làm hòa » tại Roma về hồ sơ Schengen. Hai ông đã gửi một bức thư chung đến chủ tịch Ủy ban Châu Âu đề nghị xem xét điều chỉnh hiệp định Schengen qui định về quyền tự do lưu thông của người dân Châu Âu. Hai ông cũng đề nghị xem xét khả năng cho tái lập tạm thời hệ thống kiểm soát biên giới. Thủ tướng Ý Berlusconi cho biết : «Không ai muốn chấm dứt hiệp định Schengen, thế nhưng, trước diễn biến bất thường của tình hình, chúng tôi cho rằng cần có sự điều chỉnh hiệp ước. Tổng thống Pháp Sarkozy thì mạnh miệng hơn : «Schengen muốn tồn tại thì cần phải đổi mới ». Thuộc cấp ông Berluscnli cho biết, việc điều chỉnh lại hiệp định và cho kiểm soát tạm thời vùng biên giới sẽ giúp cho Ý ngăn được dòng người nhập cư có thể đến từ Hy Lạp, Malta, hay Roumania. Một nhà ngoại giao cho rằng, tất cả chỉ là những chiêu bài chính trị, chứ mọi thứ rồi đâu cũng vào đó. Như việc cách đây không lâu, thủ tướng Berluscoli khẳng định mạnh mẽ rằng, máy bay Ý sẽ không tham gia không kích ở Libya. Thế mà tối thứ hai rồi, cũng chính ông này thông báo máy bay Ý sẽ thực hiện nhiệm vụ pháo kích có mục tiêu để bảo vệ thường dân. Ngay trước khi tiến hành hội đàm với tổng thống Pháp Sarkozy, thủ tướng Ý Berlusconi đã có buổi tiếp kiến tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo đánh giá của báo chí Ý, ông Berlusconi làm vậy là muốn tránh bị nói là hành động dưới sức ép của tổng thống Pháp. Hôn lễ hoàng tử William : niềm vui của Hoàng Gia, nỗi buồn của nền kinh tế Đám cưới của hoàng tử William tiếp tục thu hút sự chú ý của báo giới. Le Figaro hôm nay phản ánh sự kiện này dưới gốc độ kinh tế qua bài viết « Đám cưới hoàng tử, thêm một gánh nặng cho nền kinh tế Anh » . Trước tiên, cần khẳng định rằng, hỷ sự này của hoàng gia có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Anh. Đó là việc phát sinh các sản phẩm và dịch vụ ăn theo đám cưới. Thế nhưng, theo tính toán của các nhà kinh tế, trong sự kiện này, nền kinh tế Anh « bị thua lỗ trầm trọng ». Người Anh được nghĩ 10 ngày, kể từ ngày lễ phục sinh đến ngày diễn ra hôn lễ. Theo ước tính, thiệt hại cho sản xuất lên đến 6 tỷ bảng Anh, trong khi những hoạt động thương mại trong dịp lễ chỉ có thể mang lại 620 triệu bảng. Một nhà kinh tế học cũng nhắc lại, lễ kỷ niệm 50 trị vì đất nước của nữ hoàng Anh Elizabeth II vào năm 2002 đã làm chỉ số sản xuất giảm 4,5%. Chia sẻ quan điểm này, Le Monde cho biết, thoạt nhìn, hôn lễ đem lại nhiều lợi ích kinh tế, với vô vàng các dịch vụ ăn theo, từ thực phẩm, thời trang đến du lịch. Thế nhưng, sản xuất sẽ bị tổn hại. Trang nhất các báo Pháp với chủ đề đa dạng hôm nay đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau. Nhật báo Le Figaro phản ánh tình hình chuẩn bị bầu ứng cử viên đại diện Đảng Xã hội ra tranh cử tổng thống 2012 với dòng tít : « Cuộc chiến Dominique Strauss-Kahn và François Hollande ». Tờ báo cho biết, các thăm dò gần đây cho thấy mức ảnh hưởng của cựu lãnh đạo Đảng Xã Hội Pháp ông Hollande ngày càng lớn, có thể « gây rắc rối » cho các đối thủ khác trong đảng. Nhất là tối nay, ông Hollande sẽ có buổi mít tinh tại địa điểm mà cách đây 3 thập kỷ tổng thống Đảng Xã hội François Mitterand đã từng tổ chức. Le Monde đặt chú ý đến chính sách giảm biên chế và giảm lớp học trong ngành giáo dục ở Pháp. Bài viết chạy tựa trên trang nhất « Sự phản đối chống việc đóng cửa các lớp học ngày càng lớn ». Nhật báo Cộng Sản L’Humanité dành trang nhất phản ánh tình hình hạt nhân ở Pháp. Tờ báo cho biết, 20.000 nhân viên làm thuê trong các nhà máy hạt nhân của EDF có tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp lên đến 80%. Đến với tình hình xung đột tại Syria, Liberation chạy tựa lớn trên trang nhất « Kẻ sát nhân ở Syria ». Tờ báo nhận định, tổng thống Syria Al-Assad đang |